04:13 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện nuôi tằm trên vùng kinh tế mới

Thứ ba - 16/10/2018 21:51
Vùng kinh tế mới gồm thị trấn Nam Ban và 4 xã Mê Linh, Ðông Thanh, Gia Lâm và Nam Hà của huyện Lâm Hà được xác định ngay từ những ngày đi mở đất với việc xây dựng trung tâm nghiên cứu dâu tằm vùng kinh tế mới. Từ cái nôi vùng trồng dâu nuôi tằm miền Bắc, những nông dân đã mang lại luồng gió mới cho nghề tằm tang, trở thành nơi cung cấp sản lượng kén lớn trong tỉnh.
 
Thu hoạch kén tằm ở Nam Ban. Ảnh: D.Quỳnh
Thu hoạch kén tằm ở Nam Ban. Ảnh: D.Quỳnh

Sản lượng lớn, giá kén cao
 
Ông Trần Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Đông Thanh, xã đang có diện tích dâu khá lớn cho biết, riêng Đông Thanh có trên 300 ha dâu tằm và diện tích đang tăng lên hàng ngày. Mỗi tháng, nông dân Đông Thanh nuôi khoảng 1 hộp tằm con/sào dâu và với năng suất trung bình 50 kg kén/hộp/sào thì hàng tháng Đông Thanh cung cấp cho thị trường 150.000 ký kén tằm trắng, chắc. Ông Kỷ đánh giá, so với cây cà phê thời gian phát triển dài, thu nhập hàng năm dồn vào một vụ, cây dâu tằm cho thu nhập hàng tháng. Chỉ cần trồng 1-2 sào dâu, một gia đình có thu nhập 7-15 triệu đồng/tháng khá dễ dàng.  
 
Cũng như Đông Thanh, các xã và thị trấn Nam Ban nông dân cũng chuyển đổi từ cây cà phê sang trồng dâu tằm khá nhiều. Nam Ban còn có 2 làng nghề trồng dâu nuôi tằm đã được công nhận tại khu phố Đông Anh 3 và Đông Anh 5, nơi hầu hết cư dân trong làng nghề đều trồng dâu nuôi tằm. Anh Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nam Ban cho biết, nhiều năm nay giá kén ổn định ở mức cao nên trồng dâu nuôi tằm thu nhập tốt.  
 
Nam Ban có gần 70% dân cư trồng dâu nuôi tằm bên cạnh trồng cà phê và các cây trồng, vật nuôi khác. Diện tích dâu của Nam Ban cũng tăng lên hàng ngày, hiện đang đạt mức trên 250 ha. 
 
Không khác Nam Ban, Đông Thanh, các xã còn lại như Gia Lâm, Nam Hà, Mê Linh cũng phát triển khá nhanh diện tích dâu tằm. Với xã duy nhất có người dân tộc bản địa cư trú là Mê Linh, nghề trồng dâu nuôi tằm đã vào cả các buôn người K’ Ho như Hang Hớt, Thực Nghiệm cũng thoát nghèo từ cây dâu con tằm. Ông Trương Quốc Khánh, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Hà, một người con của vùng KTM Nam Ban cho biết, hiện vùng 5 xã đang tập trung dâu tằm lớn nhất huyện, diện tích xấp xỉ 1.000 ha và đang tăng lên hàng ngày. Vì vậy, tại đây cũng tập trung những nhà máy chế biến dâu tằm như Cường Hoàn, Huy Vạn Hạnh (Nam Ban) và nhà máy mới được xây dựng Eco Green Life (Đông Thanh) thu mua hết lượng kén trong vùng và mua cả ở những địa phương khác.
 
Cải thiện chất lượng kén tằm
 
Một trong những thành quả nghề tằm của vùng 5 xã KTM chính là người trồng dâu nuôi tằm nơi đây thường xuyên cải tiến kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh, một hộp tằm con cần tới 1,5-2 sào dâu/tháng thì cư dân nơi đây chỉ cần 1 sào dâu có thể nuôi tới 1,5 hộp tằm con/tháng. Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chặt cành dâu để dâu năng suất tốt được nông dân truyền kinh nghiệm cho nhau, tăng năng suất dâu lên tới 25 tấn/ha/ năm. Khi hái dâu, phải để mát trước khi cho tằm ăn. Dâu nhiều, tằm ăn đẫy nên lớn nhanh, ít bệnh tật, kén chắc, tỷ lệ lên tơ cao.
 
Ngoài chất lượng lá dâu, người nuôi tằm ở đây còn áp dụng các biện pháp chăn tằm mới, từ nuôi tằm trên lưới, nuôi tằm trên sàn tới việc áp dụng công nghệ né gỗ. Né gỗ giúp tằm làm kén một cách độc lập, con tằm không bị va chạm, ngủ tốt và lên kén đều. Việc phơi né cũng để thời gian dài hơn, kén “chín” hơn, chắc và nặng hơn. Kỹ thuật nghiêng né chuẩn giúp phân, nước tiểu của con tằm không dính vào kén, kén trắng, giá cao. Khi thu kén, nông dân dùng máy bóc kén. Chính vì vậy, so với giá kén toàn tỉnh, giá kén ở vùng KTM Nam Ban bao giờ cũng cao hơn từ 15-20 ngàn đồng/kg. Với giá hiện tại, thị trường trung bình là 150 ngàn đồng/kg kén thì ở vùng Nam Ban, giá thu mua là 170 ngàn đồng/kg. Ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty ươm tơ Huy Vạn Hạnh, thành viên của làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm Đông Anh 5 cho hay, một con kén thường cho từ 800-1.000 m tơ. Tơ vùng Nam Ban già, chắc, tỷ lệ lên tơ cao, tơ ra hết không bị sót nên sợi tơ dài, có lợi cho người sản xuất nên giá cao hơn. 
 
Mỗi năm, với 3 nhà máy ươm tơ, vùng 5 xã KTM cung cấp cho thị trường xuất khẩu hàng chục ngàn tấn tơ. Và cũng từ nơi đây, nghề tằm tang lan dần sang các địa phương lân cận, giúp họ thoát nghèo từ cây dâu, con tằm.

Cát Tiên: Trồng mới gần 98 ha cây dâu tằm
 
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên cho biết: Từ đầu năm 2018 đến nay, nông dân trên địa bàn huyện Cát Tiên đã trồng mới được gần 98 ha cây dâu tằm, nâng tổng diện tích trồng cây dâu tằm trên địa bàn huyện Cát Tiên lên hơn 212 ha. Trong đó, 145 ha cây dâu tằm đang ở thời kỳ kinh doanh.
 
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng dâu tằm, trên địa bàn huyện Cát Tiên cũng đã thành lập được 4 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm. Ngoài ra, 1 nhà máy ươm tơ tại xã Tư Nghĩa đang hoạt động phục vụ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm kén tằm của nhân dân trong huyện Cát Tiên.
TRỊNH CHU
 
DIỆP QUỲNH/baolamdong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 32519

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046233

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60054556