19:52 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vụ hè thu 2013: Nơi lúa đầy bồ, nơi thất bát!

Thứ hai - 23/09/2013 20:08
Cơ bản diện tích lúa hè thu chạy nhanh hơn mưa bão, cứ ngỡ thế là đủ làm nên thắng lợi ở mùa sản xuất khó. So với vụ hè thu trước, năng suất lúa tụt giảm và không đồng đều giữa các vùng sản xuất khiến cho nơi yên ấm lúa đầy bồ, nơi lại khốn đốn vì mất mùa, thất bát…

 

Nơi lúa đầy bồ…

Đây là thời điểm bận rộn nhất của gia đình ông Nguyễn Viết Tếu, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), thu hoạch trước ngày ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8 mấy ngày, toàn bộ diện tích 2,5 mẫu lúa hết bị ngâm nước ngoài đồng lại bị ủ ẩm vì thiếu nắng. Thế nên, ngay khi trời hửng trở lại, hơn 4 tấn lúa được phơi kín từ trong sân ra tận ngoài ngõ. Ông Tếu chia sẻ: “Tôi phải bỏ ra 3,5 triệu đồng tiền thuê máy gặt đập liên hoàn mới thu hoạch kịp. Mấy ngày mưa, tôi đành phải trải lúa ra giữa nhà để se gió. Bù lại, năng suất vụ này đạt khá (2- 2,2 tạ/sào) nên cũng đỡ lo. Ngoài trang trải chi phí, tính ra tôi vẫn có lãi”. Còn phải nói, mùa hè thu mà có được kết quả như thế này cũng được coi là thắng lợi rồi. Đáng mừng hơn, cũng theo lời ông Tếu thì vụ hè thu này, mức thu nhập này là phổ biến trong các hộ sản xuất.

Nói rộng ra, khoảng 2 năm trở lại đây, việc sử dụng đồng nhất giống ngắn ngày cho đồng ruộng đã giúp năng suất huyện lúa Cẩm Xuyên luôn giữ được phong độ về năng suất và chất lượng sản phẩm. Vào ngày thu hoạch, những chiếc máy hiện đại cứ chạy băng băng từ ruộng này nối tiếp bờ ruộng khác như không còn ranh giới. Thu hoạch nhanh, năng suất đồng đều, hiếm có địa phương nào vượt qua được vựa lúa phía Nam về hai tiêu chí này. Vụ hè thu năm nay, năng suất bình quân của huyện đạt 46 tạ/ha, đứng thứ 2 toàn tỉnh, chỉ sau Can Lộc (47 tạ/ha).

Vụ hè thu 2013: Nơi lúa đầy bồ, nơi thất bát!
Nhiều địa phương không phải là vùng chuyên canh lúa vẫn bội thu

“Trăm nghe không bằng một thấy”, những cánh đồng lúa lai ở vùng Xuân Lộc, Quang Lộc (Can Lộc) dày khít, cao hơn thân người cúi. Vượt xa mức bình quân của tỉnh (41,63 tạ/ha), năng suất lúa lai Can Lộc đạt đến 65 tạ/ha. Thậm chí, ở những vùng tập trung, đỉnh thu hoạch lúa còn được đẩy lên đến 70 tạ/ha. Chị Từ Thị Lan, xã Xuân Lộc phấn khởi: “Nhà tôi làm TH3-3 và Nhị ưu 838, cả hai đều cho năng suất cao nhưng Nhị ưu 838 vẫn nổi trội hơn. Dù bị gặp mưa nhưng nhà tôi vẫn thu trên 3 tạ/sào”.

Dẫu sao, được mùa ở vùng chuyên canh cũng là điều đương nhiên. Điều đặc biệt năm nay, tỷ lệ này lại chia cho các địa phương khó khăn nhiều hơn. Còn nhớ, vùng bãi ngang Thạch Hà hồi đầu vụ, nhát cuốc nện xuống nền ruộng như muốn bật ngược trở lại vì thiếu nước. Thế mà, không chỉ đảm bảo “chắc ăn” cho vùng chạy lụt, các xã này đã “ghi điểm” với năng suất cao nhất nhì tỉnh.

Nơi thất bát, mất mùa…

So với năm 2012, vụ hè thu năm nay năng suất trung bình toàn tỉnh tụt giảm gần 10%, chỉ đạt 41,63 tạ/ha (so với 44,8 tạ/ha năm 2012). Theo các nhà chuyên môn, đây cũng là xu thế tất yếu trong sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất sẽ thấp hơn so với các giống dài ngày. Cùng với đó là yêu cầu khắt khe về quy trình kỹ thuật canh tác, buộc người sản xuất không thể đứng ngoài cuộc.

Tuy vậy, vụ lúa hè thu 2013 là vụ sản xuất không đều. Trong khi các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ bội thu mùa lúa, năng suất vượt “mốc” trung bình của tỉnh thì tỷ lệ này như “lao dốc” ở Nghi Xuân (23,63 tạ/ha), Hương Khê (25,07 tạ/ha), Hương Sơn (26,73 tạ/ha). Không thể chối cãi rằng đây là những địa phương thuộc diện “khó”, thường thì vì thiếu nước đầu vụ khiến cho chậm thời vụ; thuộc vùng tiểu khí hậu; nếu không thì cũng bị chuột và sâu bệnh hoành hành. Cây lúa mùa hè thu vốn đã dễ tổn thương lại càng khó trụ vững trên những vùng đất này. Đằng sau thực tế đó thì vai trò của chủ thể sản xuất rất quan trọng, nhiều người vì lý do này, lý do khác mà xem nhẹ việc tuân thủ quy trình sản xuất.

Vụ hè thu 2013: Nơi lúa đầy bồ, nơi thất bát!
Thời tiết cực đoan là nguyên nhân khiến nhiều vùng lúa thất bát

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp Hương Sơn cho biết: “Nguyên nhân chính là từ người sản xuất. Họ xem vụ hè thu là vụ “chạy lụt” nên tâm lý người dân không đầu tư, chăm sóc. Số khác thì do chưa theo kịp quy trình sản xuất hiện đại với các giống ngắn ngày áp dụng KHKT. Bên cạnh đó, ở giai đoạn trổ và làm đòng, nhiều diện tích lúa trên địa bàn bị nhiễm rầy nặng nên ảnh hưởng đến năng suất”.

Vùng Kỳ Anh, Lộc Hà, nhiều ruộng lúa bị hoành hành nham nhở, nơi cháy vì rầy, nơi bị quật ngã, đen nhẻm nằm lại không được gặt về. Theo bà con nông dân thì những ruộng lúa như vậy, lấy cũng chỉ để cho trâu bò ăn mà thôi.

…Và câu chuyện thời vụ.

Mưa bão, lũ lụt đã trở thành đặc trưng của mùa sản xuất hè thu. Không có gì lạ khi phải gặt lúa chạy bão, chạy mưa. Cũng vì thế mà nhiều năm nay, tỉnh ta chủ trương sản xuất hè thu “an toàn”, “ăn chắc”, gieo cấy, thu hoạch càng sớm càng tốt. Đã qua mấy vụ “siết chặt”, có vẻ như chủ trương này chưa có biến chuyển đột phá. Vụ hè thu 2013, toàn tỉnh gieo cấy 41.258 ha, giống có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày chiếm tỷ lệ chưa “quá bán” với xấp xỉ 43 %, còn lại là các dòng lúa khác. Đồng nghĩa với sự lựa chọn này là có đến một nửa diện tích lúa của toàn tỉnh rơi vào thế thụ động trước những đợt mưa lớn trong mùa thu hoạch năm nay. Được- mất là của tại trời dù trước đó nông dân toàn tỉnh khá thư thả về thời vụ gieo cấy nhờ vụ xuân kết thúc sớm.

Phải nói rằng, quá trình cập nhật các giống lúa mới, áp dụng KHKT phát triển nhanh như vũ bão. Mỗi vụ sản xuất là cơ hội để các địa phương lọc tuyển bộ giống cho mình, không chỉ đáp ứng an toàn trong "bộ khung" thời vụ mà còn cho ra những sản phẩm gạo chất lượng cao, phù hợp với thị trường. Và, sự lựa chọn giống ngắn ngày ngày càng chiếm ưu thế trên đồng ruộng hè thu. Vấn đề, đối với giống sinh trưởng ngắn, ngoài kỹ thuật canh tác, bà con phải tuân thủ đúng thời vụ xuống giống, bón phân đến thu hoạch, lệch vài ngày cũng đủ "đi cả dặm". Điều này, chưa thực sự đều tay trong người sản xuất, có sự thiếu hiểu biết nhưng phần nhiều là ý thức "được chăng hay chớ". Đó là chưa kể đến sự bảo thủ với bộ giống cũ "thâm niên" mà ngại đổi mới như ở một số vùng Hương Sơn, Hương Khê… thì rủi ro, thất bát sẽ luôn rình rập bên mình.

Kỹ sư Nguyễn Trí Hà, Chi cục phó Chi cục BVTV tỉnh: Thời tiết cực đoan xảy ra suốt vụ sản xuất

Tuy đồng ruộng được cung cấp lượng nước tưới đáng kể với những đợt mưa xen kẽ nhưng thời tiết vụ hè thu vẫn được xem là diễn biến phức tạp. Đặc biệt, kiểu cực đoan lại trùng vào những thời điểm sinh trưởng quan trọng nhất của cây lúa, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng . Ngay từ đầu vụ, hạn hán làm chậm tiến độ gieo cấy so với kế hoạch. Rồi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, do ảnh hưởng của bão số 2, nhiều diện tích bị ngập úng, một số diện tích lúa hư hỏng nặng, đành chấp nhận mất trắng. Cây lúa vừa phục hồi thì trùng vào thời điểm trổ bông lại tiếp tục bị "bồi" bởi đợt mưa của bão số 5, số 6, khiến tỷ lệ lép tăng cao. Mới đây, giai đoạn thu hoạch, gặp các đợt mưa lớn làm chậm tiên độ và ảnh hưởng đến quá trình phơi sản phẩm.

Anh Dương Kim Huy, Phó chủ tịch UBND xã Tượng Sơn (Thạch Hà): Năng suất lúa hè thu đạt 46 tạ/ha

Xác định là vùng sản xuất chạy lụt của huyện Thạch Hà, bà con nông dân luôn ý thức xuống giống sớm, tranh thủ khung thời vụ an toàn nhất. Vụ hè thu 2013, xã sản xuất 250 ha với các giống chủ lực: KD 18, VTNA2, Nếp 97, Nếp 98. Mặc dù đầu vụ bị thiếu nước nghiêm trọng nhưng xã vẫn hoàn thành 100% chỉ tiêu đúng thời vụ.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, lúa hè thu phát triển tốt. Bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 8, đến trước ngày 15/9, xã đã thu hoạch trên 80% diện tích, né tránh an toàn những đợt mưa lớn vào nửa cuối tháng 9. Năng suất bình quân của xã đạt 46 tạ/ha, vào loại cao nhất trong nhiều năm lại nay.

 
Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1084129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60092452