21:17 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp - Bài cuối: Tìm một chiến lược dài hạn

Thứ hai - 18/06/2018 09:59
Trước mắt là phải hiểu rõ thị trường thế giới cần gì mà ngành nông nghiệp nước nhà có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu là “chìa khóa” để thành công.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, giúp nông dân sống được trên mảnh đất của mình và phát triển thương hiệu nông sản, cần có một chiến lược xây dựng từng ngành, địa phương cho đến quốc gia và quốc tế theo một tầm nhìn dài hạn.

Trồng giống lúa Nhật ở Kiên Giang. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, trước mắt là phải hiểu rõ thị trường thế giới cần gì mà ngành nông nghiệp nước nhà có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu là “chìa khóa” để thành công. Đồng thời, nhiệm vụ thay đổi tư duy sản xuất cho người nông dân không chỉ là “bài toán” riêng của ngành nông nghiệp. 

Nhìn ra thị trường thế giới

Mới đây trong buổi hội thảo “Giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp” diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp, bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho rằng, qua chuyến đi thực tế từ Hội chợ thương mại quốc tế về thực phẩm châu Á (THAIFEX) vừa qua đã khẳng định xu hướng tiêu dùng của thế giới hiện nay chính là “an toàn, thiên nhiên và yếu tố bản địa truyền thống”. 

“Tôi thấy chúng ta cần phải nói với người nông dân của mình, doanh nghiệp chế biến sản phẩm của mình hiểu nhu cầu thị trường để làm theo. Từ đó việc đầu tiên là phải nghiên cứu sản phẩm của các nước đã đi trước. Đây không phải là đi copy hoàn toàn của họ mà để liên hệ với những nông sản của chúng ta đang sản xuất nhằm vạch ra cách làm cụ thể”, bà Vũ Thị Kim Hạnh nhìn nhận. 

Bà Vũ Thị Kim Hạnh, cho biết thêm, điều đáng mừng là hiện nay ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực tập trung đầu tư sản xuất nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản an toàn là tiền đề rất lớn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Đây là cách để ngành nông nghiệp nước nhà “nhảy vọt” về xây dựng thương hiệu. 

Có thể dẫn chứng, tỉnh Đồng Tháp đã và đang thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Trong năm 2017, diện tích thực hiện mô hình lúa hữu cơ đạt 91 ha với 11 hộ nông dân tham gia ở các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng… có năng suất trung bình từ 3,4 tấn – 4,6 tấn/ha. 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, bước đầu thực hiện nên quy mô mô hình nhỏ, thị trường tiêu thụ còn gặp khó khăn nhưng trong năm 2018, tỉnh Đồng Tháp vẫn đang nhân rộng mô hình sản xuất lúa sạch lên tới 500 ha có liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là song song với việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp – nông dân thì quan trọng là phải có những hành động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm nông sản chất lượng nói trên. Bà Vũ Thị Kim Hạnh, cho rằng, phải xông ra thị trường và nhiệm vụ này đòi hỏi người cán bộ xúc tiến thương mại cho nông sản cần chuyên nghiệp và nhất là phải có tâm. Thế nhưng, lực lượng xúc tiến thương mại này ở nước ta lại đang thiếu điều đó. 

“Tôi làm việc với những người làm xúc tiến thương mại ở các cơ quan nên tôi biết, họ biết làm hết nhưng bài toán đầu tiên của họ là "tôi có lợi gì để tôi làm chuyện này". Một cái lợi lớn bao trùm là lợi ích của người nông dân, của nền nông nghiệp, của nền kinh tế này thì họ không cảm thấy cái sự rung động lợi ích đó. Chúng ta phải học người Thái về chuyện này, họ rất có tâm với công việc của họ.”, bà Vũ Thị Kim Hạnh chia sẻ. 

Không để ngành nông nghiệp “đơn độc”

Ngoài đề xuất nói trên của bà Vũ Thị Kim Hạnh, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong sản xuất và kinh doanh ngành nông nghiệp cần gắn kết với chiến lược phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi khi cấu trúc lại quy mô và mô hình sản xuất trong nông nghiệp thông qua chiến lược phát triển du lịch sẽ tăng hiệu quả cho nông dân sản xuất nhỏ. 

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nông trại sinh thái Ecofarm nêu ra dẫn chứng, tỉnh Đồng Tháp có cồn Tân Thuận Đông (thành phố Cao Lãnh) có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ do lợi thế cơ bản là cồn Tân Thuận Đông nằm giữa hai thành phố Sa Đéc và Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).

Thu hoạch lúa tại vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: TTXVN

Khi triển khai kinh doanh du lịch tại đây, người nông dân sản xuất ra nông sản sạch có thể tiêu thụ nông sản tại chỗ, giảm bớt chi phí, rủi ro và quan trọng nhất là góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất. Song song đó, còn là cách để xây dựng, quảng bá thương hiệu nông sản của địa phương để tạo đà xây dựng thương hiệu nông sản của vùng và của quốc gia. 

“Tất nhiên để xây dựng thành công mô hình du lịch nói trên không phải là vấn đề đơn giản. Điều này đòi hỏi sự kết hợp nhiều phía gồm: chính quyền, doanh nghiệp, nông dân, hiệp hội nghề nghiệp, ngân hàng… Trước hết là sự đồng thuận và thậm chí cả sự hi sinh một số lợi ích kinh tế của nông dân trong bước đầu khởi phát”, ông Nguyễn Hồng Quang cho biết. 

Từ những thách thức mà ông Nguyễn Hồng Quang chia sẻ, có ý kiến cho rằng góc độ tiếp cận chiến lược phát triển du lịch gắn kết với ngành nông nghiệp cũng cần được xem ở góc độ liên kết vùng trên diện rộng để từ quy mô lớn sẽ tạo đà thuận lợi hơn cho thực hiện mục tiêu nói trên. Bởi hiện nay, đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển nông nghiệp bền vững nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm. 

Có thể dẫn chứng tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười bao gồm 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, khi đại diện các tỉnh này đã cùng với nhà khoa học ở trường Đại học Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên kết tiểu vùng để cố gắng bảo tồn các giá trị về hệ sinh thái và văn hóa thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 

Đến nay, đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã hoàn thành dự thảo lần 2 và tiếp tục lấy ý kiến của các bên có liên quan để hoàn thiện các nội dung đề án; trong đó, có chương trình liên kết phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Do vậy, chiến lược phát triển du lịch gắn với việc nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong sản xuất và kinh doanh trong ngành nông nghiệp cũng cần được các đại diện tỉnh, các nhà khoa học nghiên cứu, xem xét đưa vào chương trình liên kết./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026766

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60035089