18:22 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa nông dân tiếp cận với thông tin về nông nghiệp

Thứ bảy - 09/06/2012 00:32
Nông dân thời hội nhập còn gặp khó khăn trong câu chuyện làm giàu từ những tiềm lực vốn có. Mà nguyên nhân là do sự hạn chế trong tiếp cận thông tin, dẫn tới bị chậm chân so với nhu cầu thực tế, nhất là trong hội nhập quốc tế. Chiến lược thông tin về nông thôn tới đây cần phải tìm ra những cách làm mới mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn .
7 năm trước, ông Chu Văn Toán tiên phong trồng cây hương bài ở thôn Tiên Lý, xã Yên Định, huyện Sơn Động, Bắc Giang. Giống cây này đã giúp cho nhiều hộ gia đình như nhà ông thoát nghèo.  Nhưng vào năm ngoái, số cây hương bài ở thôn Tiên Lý gần như chết gần hết.
Theo ông Toán và những người dân ở đây, từ lúc cây hương bài bị chết, họ cũng không rõ chắc chắn cây bị bệnh gì. Họ không đọc sách, báo hay bất cứ tài liệu nào về cây hương bài. Thậm chí họ cũng không hỏi bên khuyến nông xã: “Vì bên xã cũng không biết là bệnh gì, theo tôi thì chắc là cây bị bệnh thối rễ thôi”- Ông Toán nói. Và vụ mùa này, hạt giống cũng đã bắt đầu được gieo xuống, nhưng cách phòng chống bệnh thì vẫn chưa có.


Nông dân vẫn tiếp tục trồng giống hương bài trong khi không biết cách phòng trị bệnh cho cây

Nhiều năm nay, người nông dân ở thôn Tiên Lý có thói quen tự túc: Tự đưa giống về trồng, tự chăm sóc, tự thu hoạch, tự tìm cách tiêu thụ mà không được tiếp nhận các thông tin về hướng dẫn kỹ thuật trồng và thị trường. Điều đó cũng nghĩa là khả năng đối mặt với rủi ro sẽ cao hơn.  
Khác với câu chuyện khó khăn trong tiếp cận thông cân ở thôn Tiên Lý, nông dân ở xã Thái Mỹ lại nhờ có internet mà có thể tăng số lần thu hoạch và năng suất lên gấp đôi.
Quán cafe khuyến nông
Quán café  khuyến nông đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nông dân ở xã Thái Mỹ. Họ tìm đến quán từ 4 giờ sáng. Nhiều khúc mắc được giải đáp bởi thông tin trên mạng internet. Người dân có thể truy cập vào những trang web khuyến nông hoàn toàn miễn phí. 

Mỗi ngày có khoảng 10 lượt người truy cập Internet ở quán cafe khuyến nông

Ông Nguyễn Văn Diệu là vị khách quen thuộc của quán từ hơn một năm nay. Những thông tin có được từ quán café khuyến nông đã giúp ích nhiều cho ông Diệu trong việc trồng hơn 1000 m2 bí đao.
Trước đây, cây bí đao của ông Diệu trồng bò lan trên mặt đất. Một vụ chỉ thu hoạch được một lần với sản lượng chỉ 100 kg. Nhưng từ ngày áp dụng kỹ thuật mới học được từ internet, số lần thu hoạch và năng suất đều tăng gấp đôi. Lợi nhuận vì thế đã tăng lên mức 12 triệu đồng/ vụ.
Ông Diệu cho biết: “ Hồi trước chưa có quán café khuyến nông hướng dẫn thì mình trồng hàng đôi thôi mà không  làm giàn nữa. Nhưng mà sau này, mình đọc trên mạng, người ta hướng dẫn mình làm giàn, kỹ thuật làm giàn nên giờ trái nó thòng xuống nè. ”
Theo thống kê, 60% nông dân sản xuất giỏi ở địa phương này đều tham gia mô hình café khuyến nông. Theo Trung tâm khuyến nông TP Hồ Chí Minh, mô hình quán café khuyến nông sẽ được Trung tâm tiếp tục đầu tư và phát triển. Dự kiến tới năm 2017, các mô hình café khuyến nông sẽ có mặt ở 55 điểm xã còn lại.
Nông dân gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về nông nghiệp
Hệ thống Khuyến nông Việt Nam ra đời từ năm 1993 vốn sớm có những trợ giúp thông tin cho sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, cho tới nay, lực lượng làm công tác này vẫn còn quá mỏng so với nhu cầu.
Theo ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam thì một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả khuyến nông còn hạn chế là do đầu tư còn thấp: “ Đầu tư cho khuyến nông của mình một năm có nửa đô la Mỹ một nông hộ thôi. Trong khi đó, Thái Lan cách đây mười mấy năm họ đầu tư trên 40 đô la Mỹ trên một nông hộ.” 

Những buổi khuyến nông mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi tập huấn tập trung, ngắn hạn và thông tin một chiều. Thực tế là hàm lượng thông tin liên quan tới nông nghiệp – nông dân – nông thôn còn chưa nhiều. Trong khi khả năng để nông dân có thể tiếp nhận tri thức và thay đổi thói quen sản xuất từ các chương trình này còn là một thách thức.
Điều tra Xã hội học của Viện Lúa ĐBSCL tiến hành cho thấy: chỉ 10 – 15% số nông dân theo dõi và làm theo các chương trình khuyến nông từ truyền thông là thành công. Trong khi đó, chưa kể việc truyền thông còn khiến nông dân bị rối thông tin. TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đưa ra một ví dụ : Một mặt rất là tích cực, đó là có những chương trình khuyến nông khuyên bà con nông dân là giảm bớt dùng hóa chất trên đồng ruộng nhưng mà sau chương trình khuyến nông đó rồi thì hàng loạt cái quảng cáo, không biết bao nhiêu cái quảng cáo tuyên truyền về thuốc về phân. Thì nó rất là trái chiều với nhau.”
Quyết định 119 tháng 1.2011 phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn đầu tư gần 25 nghìn tỷ đồng đặt ra mục tiêu tạo động lực cho phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với kinh tế thị trường. Nông dân sẽ được tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn đa dạng hơn nữa như hệ thống các điểm bưu điện – văn hóa xã, các điểm truy cập Internet cộng đồng, phát triển truyền thông đại chúng. 

Một thực tế đang diễn ra là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất trong nông nghiệp phần lớn đều lớn tuổi và đang có xu hướng già đi do dòng chuyển cư thành thị kiếm việc làm của một bộ phận giới trẻ. Theo thống kê, tuổi trung vị ở khu vực nông thôn hiện nay là 27,4 và chỉ số già hóa là 34,8%.  Đó sẽ là trở ngại với việc đưa nông dân tiếp cận với thông tin mới.
Mô hình giao tiếp truyền đạt qua thanh- thiếu niên được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tại Việt Nam là mô hình đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn cho những người lớn tuổi làm nông nghiệp ở Việt Nam.
Thanh thiếu niên là cầu nối thông tin
Anh Trần Văn Tâm ở xã Thiện Mỹ đã nhiều năm gắn bó với cây lúa, điều anh mong muốn là làm sao sản xuất đạt năng suất cao. Những năm trước đây, anh Tâm thường phải đối phó với dịch bệnh mà cách xử lý sau đó chỉ dựa vào kinh nghiệm rút ra từ bản thân. Năm nay, việc quan sát mùa vụ trên cánh đồng của anh Tâm đã được giúp sức bởi con trai anh. Câu hỏi sẽ được gửi tới các chuyên gia trồng lúa của Nhật Bản và câu trả lời cũng sẽ được gửi lại qua mạng Internet. 
                         Nam giúp bố mẹ theo dõi ruộng đồng

Con trai anh Tâm là một trong 30 thiếu niên ở xã Thiện Mỹ được tham gia lớp học Mô hình giao tiếp truyền đạt qua thanh- thiếu niên được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tại Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ trong giao tiếp thu hút được sự thích thú cho thanh thiếu niên. 

Em Trần Nam Anh, con trai của anh Tâm chia sẻ: “Trước đây em không thích nông nghiệp lắm nhưng qua lớp học này em rất thích khi được đo nhiệt độ, đo thân cây… sau này em sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể trở thành một kỹ sư nông nghiệp.”
Cách làm mới của mô hình là thanh thiếu niên ở địa phương sẽ là cầu nối giữa cha mẹ - những nông dân trực tiếp sản xuất với các chuyên gia.  Sự nhanh nhạy trong tiếp cận với thông tin mới từ những người trẻ, vì thế mà được phát huy.
Bà Naotoshi Morizumi, ĐH Keio, Nhật Bản nói: "Việc cha mẹ cùng con cái trao đổi nhau về cách sản xuất lúa, làm nông là điều rất ít xảy ra, do đó thông qua chương trình này việc để tâm vào kiến thức làm sao để sản xuất ra lúa, gạo tốt hơn, chất lượng hơn từ đó đi hỏi những chuyên gia nông nghiệp…với tôi như vậy đã là sự thành công nhất định của dự án.”
Ở Nhật Bản, hơn 90% các vùng nông thôn có Internet. Nông dân có thể dễ dàng tiếp cận tin tức từ web,facebook, blog và ứng dụng vào thực tế. Còn ở Việt Nam, mới chỉ có 5,4% số hộ ở nông thôn có máy tính và trong đó chỉ khoảng 15% nối mạng Internet. Tuy nhiên, từ cách làm của các chuyên gia Nhật Bản, điều có thể học hỏi là cách thu hút giới trẻ tham gia vào công việc nhà nông.
Nếu con số 30 học viên ở xã Thiện Mỹ được tăng lên theo cấp số nhân thì ít ra ngành nông nghiệp của riêng tỉnh Vĩnh Long, và của cả ĐBSCL sẽ có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động trẻ do các luồng chuyển cư lên thành phố như hiện nay. 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853793