Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn (theo quy định hiện hành mức thu nhập của hộ cận nghèo ở nông thôn là từ 401.000 đồng - 520.000 đồng và tương ứng là từ 501.000 đồng - 650.000 đồng đối với các hộ ở thành thị).
Tính theo chuẩn nghèo mới thì cả nước hiện vẫn còn hơn 1,5 triệu hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đây là những đối tượng “mong manh”, tiềm lực kinh tế vẫn còn non yếu, và chỉ cần một trận dịch bệnh, một đợt thiên tai là họ có thể tái nghèo.
Theo quan điểm của một số nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, một trong những nguyên nhân cơ bản gây tái nghèo là do các hộ cận nghèo thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Bởi vì, số đối tượng này không đủ điều kiện để được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác họ cũng không có đủ điều kiện cần thiết để tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại vì không có tài sản thế chấp và không biết cách thức lập đề án vay vốn.
Do vậy để giúp hộ cận nghèo phát triển kinh tế bền vững, không tái nghèo trở lại cần phải có "Phao cứu sinh" để các đối tượng này bám vào đó tiếp tục vượt qua khó khăn. Chiếc "Phao cứu sinh" đó chính là nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để người dân dễ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi về lãi suất thấp và ưu đãi về cách thức cho vay.
Bởi vì, nếu các hộ cận nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, họ sẽ không phải thế chấp tài sản khi vay vốn. Đồng thời thủ tục vay vốn người dân sẽ được các tổ, nhóm, hội, đoàn thể hỗ trợ...
Hộ cận nghèo mong chính sách
Chị Đỗ Thị Hiên, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam |
Đến nay việc học tập của các cháu đã ổn định, một cháu đã ra trường còn một cháu vẫn đang học đại học. Cuộc sống của gia đình cũng khá lên, nhưng khó khăn vẫn còn không ít. Chị Hiên mong mỏi được tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, để ổn định và phát triển cuộc sống gia đình, tránh tái nghèo trở lại.
Cùng cảnh với nhà chị Hiên, gia đình anh Nguyễn Văn Trường, Nghệ An đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Những năm trước, gia đình anh được vay vốn chương trình hộ nghèo, lãi suất 0,65%/tháng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ chịu khó làm ăn, gia đình anh đã dần trả được hết nợ, thoát cảnh đói nghèo.
Anh Trường tâm sự: Dù đã được xếp vào diện thoát nghèo nhưng tôi vẫn lo lắm, vì số tiết kiệm được chẳng đáng là bao, muốn mở rộng sản xuất cũng khó, nếu không được tiếp tục vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, chẳng may gặp trận bão lớn, hay gặp dịch bệnh là “cụt vốn”, tái nghèo ngay.
Theo ghi nhận của chúng tôi khi trao đổi với đại diện các tổ chức nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện vẫn còn rất nhiều những hộ gia đình cùng có mong muốn như chị Hiên, anh Trường. Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Nam và một số địa phương khác cũng đã cấp thêm vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để cho hộ nghèo và cận nghèo vay phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới, đi xuất khẩu khẩu lao động giúp họ phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, các hộ này rất phấn khởi khi được tiếp cận thêm nguồn vốn ưu đãi.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành, khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định78/2002/NĐ-CP để bổ sung quy định hộ cận nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Các hộ dân cận nghèo đang chờ đợi chính sách này sớm được ban hành và đi vào cuộc sống.
Nghị quyết số 80/NQ-CP đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn. |
Trần Thơm - Đức Mạnh thực hiện
Nguồn:chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn