22:05 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vực dậy ngành chăn nuôi trước nguy cơ "tụt dốc"

Thứ bảy - 18/08/2012 02:43
Có lẽ, chưa năm nào ngành chăn nuôi nước ta lại phải đối mặt với khó khăn chồng chất và kéo dài như năm nay. Giá thịt lợn, gia cầm sụt giảm, cộng với dịch bệnh dai dẳng, khiến các trang trại, hộ chăn nuôi khó lòng trụ vững. Nguy cơ thiếu nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm là hiện hữu, nếu không có các giải pháp hiệu quả để vực dậy ngành chăn nuôi.
 

 
Trang trại chăn nuôi của chị Đặng Thu Thủy ở khu Đồng Chan, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.  
 

Càng đầu tư càng lỗ

Trong những tháng đầu năm, ngành chăn nuôi phải đương đầu với bộn bề khó khăn, gay gắt nhất là từ tháng 3 đến nay. Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, giá thực phẩm (nhất là thịt lợn, và thịt gia cầm) liên tục giảm và giảm thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với thời điểm tháng 1 vừa qua, hiện trung bình giá mỗi kg thịt gia cầm giảm từ 20 đến 25%, trứng gia cầm giảm mạnh khoảng 40%, thịt lợn giảm khoảng 20%... Tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất kéo dài liên tục khiến nhiều hộ gia đình chăn nuôi không còn khả năng đầu tư  lại, buộc phải "treo chuồng"  từ hai đến ba tháng nay. Trong lúc mặt hàng trứng cung đang vượt cầu, giá bán thấp, người chăn nuôi bị thua lỗ thì lại có thông tin mới: Bộ Công thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm, từ nay đến cuối năm sẽ nhập khoảng 40 nghìn tá (gần 500 nghìn quả). Thông tin này đã thật sự gây áp lực lớn đối với sản xuất trong nước. Theo PGS, TS Nguyễn Ðăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, thời điểm này, mặc dù giá thịt lợn, thịt gà tại các tỉnh phía bắc đã bắt đầu nhích lên, song mỗi tháng, ngành chăn nuôi cũng vẫn thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Nặng nhất là những địa phương chăn nuôi trọng điểm, sản xuất quy mô lớn như  Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang, Long An... Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Ðăng Vang nhận định, nhiều khả năng tình trạng này còn kéo dài tới hết tháng 9 tới (với các tỉnh phía nam) và đến cuối tháng 8 (đối với khu vực phía bắc). Ðó là chưa kể đến việc người chăn nuôi bỏ chuồng hàng loạt sẽ gây ra những thiếu hụt thực phẩm trong những tháng cuối năm. Còn theo Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn Lê Văn Mẽ, hiện chỉ có những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với vốn đầu tư thấp mới có thể thoát khỏi thua lỗ bằng cách bán tháo toàn bộ đàn, còn những trang trại được đầu tư lớn, bài bản thì buộc phải đeo đuổi bằng cách tiếp tục vay tiền mua thức ăn để duy trì đàn. Trong đó, trang trại chăn nuôi có quy mô 3.000 con của chị Ðặng Thu Thủy tại khu Ðồng Chan (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), bình quân từ tháng 5 đến nay, mỗi tháng trang trại của chị lỗ hàng trăm triệu đồng. Dù rất muốn vay thêm vốn, nhưng đến nay chị vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, do không còn tài sản thế chấp theo đúng quy định. Ðể "né" nguy cơ phá sản, nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tìm mọi cách bảo đảm giữ nguyên giá thức ăn hỗn hợp, đồng thời liên tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại như tặng con giống, trang thiết bị chăn nuôi... góp phần giảm chi phí đầu vào.

Giữ giá cho ngành chăn nuôi

Từ những khảo sát sơ bộ của Cục Chăn nuôi, so với cùng kỳ năm trước, hiện cả nước chỉ còn hơn 7.000 trang trại đang hoạt động, còn gần 10 nghìn trang trại hiện đã "treo" chuồng hoặc hoạt động  cầm chừng.  Như vậy, nếu tình hình giá cả, dịch bệnh không được kiểm soát tốt, cộng với cơ chế hỗ trợ của Nhà nước không kịp thời, thì tình trạng các hộ chăn nuôi bỏ đàn vẫn tiếp tục xảy ra, số lợn nái sẽ giảm mạnh, cuối năm khả năng thiếu thực phẩm tươi sống sẽ khó tránh khỏi.

Ðể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lãi suất thấp nhất (11%) cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm. Như vậy, "nút thắt" về nguồn vốn khôi phục sản xuất bước đầu được tháo gỡ. Song, muốn đạt được hiệu quả, từng địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan chủ động xây dựng cơ chế pháp lý tạo thuận lợi cho ngưòi chăn nuôi tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng và dành kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho khôi phục đàn vật nuôi. Ðồng thời, chủ động nghiên cứu điều tiết tình hình xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

Trước mắt, để ngăn chặn nguy cơ thiếu nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm, ngay từ bây giờ, các  cơ quan chức năng cần đưa ra những dự báo, khuyến cáo về khôi phục đàn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ với các bộ: Y tế, Công thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm soát chế biến, lưu thông sản phẩm thịt để người dân có thể an tâm, nhằm kích cầu tiêu dùng. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần triển khai ngay việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ổn định đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, chú trọng giải pháp chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát được dịch bệnh. Mặt khác cần xây dựng các chính sách thiết thực, cụ thể nhằm khuyến khích các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh vừa hạn chế được rủi ro hơn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tiến tới xây dựng và phát triển rộng  các mô hình liên minh sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp bắt tay cùng nông dân xây dựng chuỗi chăn nuôi bền vững, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm và ổn định thị trường.
 

 

HẢI PHƯƠNG
 

 Theo nhandan.com.vn
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1054861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61376818