07:17 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá tra theo quy trình VietGAP, hướng đi tất yếu

Thứ năm - 23/08/2012 21:25
Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.
 
Cần thiết phải mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Lỗ nặng

Nuôi cá tra ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm cho 1 triệu lao động tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, năm 2012 và trong thời gian tới, ngành sản xuất cá tra nói riêng và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung phải chuẩn bị ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Theo KS.Lê Thị Ngọc Anh, Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, việc sản xuất chạy theo phong trào dẫn đến "dội chợ rớt giá" là bài học không mới đối với nông dân. Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt mà nhiều hộ nuôi dường như "cố tình" quên điều đó, ồ ạt mở rộng thêm diện tích ương cá tra giống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá tra giống sụt giảm liên tục. Quý II/2012, giá cá tra giống giảm đến 50% so với quý I/2012, trong khi giá thành sản xuất cá tra giống tăng cao, khoảng 24.000 - 26.000 đồng/kg. Điều này làm cho người ương nuôi cá tra giống bị thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong việc tái đầu tư.

Không chỉ cá tra giống gặp khó, giá cá tra thương phẩm cũng giảm liên tục. Ông Nguyễn Văn Nuôi ở ấp Nhì, xã Tân Hùng (Tiểu Cần - Trà Vinh) cho biết, năm 2011, gia đình thu hoạch được 24 tấn cá tra, lợi nhuận khá; năm nay thả khoảng 50.000 con giống, ước thu được trên dưới 40 tấn. Tuy nhiên, nếu giá cá tra vẫn giữ như hiện nay (21.000 - 22.000 đồng/kg) thì gia đình lỗ 120-160 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Sáu ở ấp Vàm Đình, xã Ninh Thới (Cầu Kè - Trà Vinh) chia sẻ: "Nếu giá cá tra vẫn như hiện nay thì cầm chắc lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg, chưa kể trả nhân công lao động, nhưng nếu không nuôi thì biết làm gì bây giờ. Chúng tôi chỉ mong các ngành chức năng có những chính sách hỗ trợ kịp thời để người dân giảm bớt khó khăn".

Chị Nguyễn Thị Kim ở Cồn Khương (Cần Thơ) than thở: "Chưa năm nào người nuôi cá tra khốn khó như năm nay. Phải chi vụ rồi tôi nghe ông nhà cho thuê hết 5 ao nuôi thì bây giờ không phải sống trong tâm trạng ngồi trên đống lửa. Cứ mở mắt ra là phải lo tiền lãi ngân hàng, tiền thức ăn, nhân công. Cái gì cũng tăng, chỉ có giá cá là giảm".

Lý giải vì sao cá tra nguyên liệu rớt giá, nhiều ý kiến cho rằng, do doanh nghiệp chế biến không vay được vốn ngân hàng nên không có tiền mua cá, trong khi nợ trước vẫn chưa trả được cho người nuôi. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu buộc phải bán phá giá để xoay vòng. Đây cũng là hậu quả của việc phát triển nghề nuôi cá tra quá nóng thời gian qua.

Nuôi theo VietGAP để tăng giá trị

Bà Nguyễn Thị Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp - QUACERT cho rằng, có một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam là người sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản an toàn vì chi phí cao, sản phẩm kém hấp dẫn về hình thức và khó bán được với giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn, trong khi người tiêu dùng lại cho rằng, họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự an toàn.

Ông Văng Đắt Phuông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, Việt Nam có nhiều bộ tiêu chuẩn nuôi cá tra theo hướng bền vững (BMPs, GlobalGAP, ASC, SQF-1000…). Tuy nhiên, mỗi thị trường tiêu thụ lại có yêu cầu chứng nhận khác nhau như thị trường Tây Âu, Hoa Kỳ yêu cầu sản phẩm phải dán nhãn GlobalGAP, các nước Bắc Âu lại yêu cầu đạt chứng nhận ASC, trong khi đó thị trường Đông Âu và châu Phi lại không cần chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững... Vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho người nuôi cá tra và các cơ quan quản lý địa phương. Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang gặp khó khăn trong việc định hướng cho nông dân áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững nào có hiệu quả cao nhất.

Những năm gần đây, một số tỉnh như An Giang, Tiền Giang… đã mạnh dạn thực hiện các dự án thí điểm áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn SQF 1000CM cho vùng nuôi cá tra với diện tích hàng chục hecta, chi phí hàng tỷ đồng, nhưng đều không đem lại kết quả vì hệ thống chứng nhận này không được các thị trường chấp nhận rộng rãi và giá bán chẳng khác gì so với cá nuôi bình thường, trong khi chi phí cao hơn đến 30%.

Để giải quyết những bất cập trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP dành riêng cho cá tra. Bộ tiêu chuẩn này có đầy đủ những yêu cầu nuôi thủy sản bền vững của các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác và đã được nhiều thị trường tiêu thụ chấp nhận. Đồng thời, chi phí cho sản xuất VietGAP cũng thấp hơn so với các bộ tiêu chuẩn trước đây. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP sẽ là giải pháp hữu hiệu đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL trong tương lai.

Quang Minh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 45149

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 856439

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72539148