13:26 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ phố về quê làm giàu

Thứ ba - 25/03/2014 20:55
Trong khi nhiều thanh niên rời quê ra đi, thì họ lại “lội ngược dòng” khi bỏ phố về quê làm ăn. Câu chuyện của những người trẻ này cho thấy nếu có môi trường phát triển phù hợp thì sức hút để thanh niên quay về xây dựng quê hương là rất lớn.
Nghề “tay trái”, vẫn hái ra tiền

Nghề “tay phải” của Nguyễn Trí Vinh (33 tuổi, ở thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) là hướng dẫn viên du lịch. Vinh là cử nhân tiếng Pháp của Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng (tốt nghiệp năm 2004) và nhanh chóng có công việc hướng dẫn viên du lịch tại một công ty lữ hành ở Đà Nẵng với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng

Nguyễn Trí Vinh tại xưởng inox của mình.
Nguyễn Trí Vinh tại xưởng inox của mình.

Những năm tháng làm hướng dẫn viên du lịch, đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước, Vinh tha thiết muốn quay về quê lập nghiệp. Mê cơ khí từ nhỏ, Vinh quyết định chọn nghề “tay trái” là cơ khí làm hướng đi của mình. Vinh tìm đến những xưởng sản xuất inox để học việc. Tháng 6.2011, anh thành lập xưởng sản xuất các mặt hàng inox. “Lúc quyết định bỏ công việc ở phố về quê, cha mẹ mình không đồng tình. Nhưng dần dà, mình giải thích rõ hướng đi của mình và thuyết phục dần dần, cuối cùng ba mẹ cũng xuôi theo” - anh Vinh chia sẻ.

Xưởng sản xuất của anh Vinh chủ yếu sản xuất các sản phẩm móc áo quần dùng trong gia đình. 6 tháng đầu, anh thua lỗ nhiều. Không nản, anh đến các đại lý tìm hiểu về sản phẩm, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng ở nông thôn và thiết kế những móc áo quần phù hợp.

 Trần Xuân Cường giới thiệu sản phẩm.
Trần Xuân Cường giới thiệu sản phẩm.

Hiện nay, cơ sở sản xuất inox của anh thu nhập hàng tháng vài chục triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 40 lao động trong vùng với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Anh bảo: “Quê mình còn nghèo khó, thanh niên trong làng do nhiều lý do khác nhau nên học hành không đến nơi đến chốn. Không có việc làm, nên nhiều thanh niên rơi vào các tệ nạn xã hội. Tạo công ăn việc làm cho thanh niên ở địa phương chính là cách để xây dựng và phát triển vùng quê thêm giàu mạnh” - anh Vinh tâm sự. Anh Nguyễn Ngọc Vĩnh Kính - Bí thư Đoàn xã Hòa Sơn, cho biết: “Nguyễn Trí Vinh đã giúp nhiều thanh niên tự lập trong cuộc sống, không giao du với bạn bè xấu. Nhiều thanh niên khác cũng học để suy nghĩ hướng làm ăn mới chứ không chỉ làm nông nghiệp hoặc di cư như trước kia”.

Biến quà quê thành món ăn đặc biệt

Nông dân trồng bắp (ngô) quanh xã Vĩnh Hiệp và nhiều xã lân cận giờ đây có thể tự hào khi những bắp ngô bình thường của mình trở thành món bắp chiên giòn lạ miệng. Đó là nhờ công sức của anh Trần Xuân Cường (xã Vĩnh Hiệp, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) - đoàn viên chi đoàn cơ quan Thành đoàn Nha Trang.

Anh Cường được mệnh danh là “vua bắp chiên giòn” ở xã, điều hành cơ sở Vạn Lộc, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn bắp chiên giòn, đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Anh Cường tâm sự: “Khi thành lập được cơ sở Vạn Lộc, tôi bao tiêu một số lượng bắp lớn của bà con nông dân quanh vùng. Bà con bán được bắp với giá ổn định, còn tôi cũng được lợi vì không phải chịu cảnh nguồn nguyên liệu phập phù”.

Hiện nay, ngoài sản phẩm chủ lực bắp chiên giòn, anh Cường còn mở rộng sản xuất các sản phẩm cơm cháy tẩm gia vị, nui chiên giòn mang hương vị đặc sản của thành phố biển Nha Trang. Ước tính mỗi năm cơ sở Vạn Lộc sản xuất từ 50 – 60 tấn các loại sản phẩm. Sản phẩm của cơ sở đã có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang... Hiện cơ sở của anh tạo việc làm cho 10 lao động, thu nhập từ 2,5- 4 triệu đồng/tháng.

Anh Cường nhấn mạnh: “Nhiều thanh niên hiện nay chấp nhận đi làm tha phương, trình độ tay nghề không có nên công việc rất bấp bênh, thu nhập thấp. Một số khác thì nhàn rỗi không có việc làm thường tụ tập dẫn đến hư hỏng. Tạo việc làm tại chỗ cho anh em sẽ giúp tránh được thực tế này. Tôi rất mong có sự hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường để giúp thanh niên nông thôn định hướng làm ăn...”.

Với ý thức như vậy nên anh Cường cũng tham gia nhiều buổi nói chuyện, hướng dẫn cho thanh niên tìm cách xóa nghèo, vươn lên làm giàu.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329250

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74376221