13:05 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách tín dụng hỗ trợ nông thôn mới: Để khơi thông dòng vốn

Thứ bảy - 19/05/2012 11:01
“Cho vay một đồng hiệu quả năm đồng” đây là điều ai cũng nhận thấy về cú hích của nguồn vốn tín dụng đối với sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cũng đã có rất nhiều cuộc họp bàn cơ chế, chính sách nào để tín dụng vào được với chương trình xây dựng nông thôn mới và là một trong những giải pháp hữu ích trong huy động sức dân! Tuy nhiên, những bất cập bộc lộ trong quá trình thực hiện thời gian qua cho thấy cần có những quyết sách mạnh bạo hơn.
Chính sách tín dụng hỗ trợ nông thôn mới: Để khơi thông dòng vốn

Chính sách tín dụng hỗ trợ nông thôn mới: Để khơi thông dòng vốn

Cái khó của người cho vay

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh khẳng định: “Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất và ưu tiên tối đa nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2011, tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn của các ngân hàng trên địa bàn đạt 3.140 tỷ đồng, chiếm 6,1% tổng dư nợ toàn tỉnh. Số lượng khách hàng còn dư nợ là 86.427 đối tượng, đây là các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đối với lĩnh vực chi phí sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Nguồn vốn cũng tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn, chiếm 87,5% dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Vì sao lại vậy? Cũng theo lý giải của các ngân hàng thì các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP và các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn khá lớn thì nguồn vốn ngân hàng cho vay lĩnh vực này chủ yếu vẫn từ nguồn huy động theo lãi suất thị trường (khoảng 70%). Nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách phụ thuộc vào việc phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Vốn ngân sách tỉnh chuyển sang để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đến nay mới có 29,3 tỷ đồng, việc huy động các nguồn lực khác cho vay đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Cũng vì nguồn vốn cho vay chủ yếu từ nguồn huy động của các ngân hàng thương mại, do vậy lãi suất cho vay nhất là trong thời gian qua khá cao khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân e ngại khi vay vốn ngân hàng.

Lý do lớn nhất khiến các ngân hàng rất e ngại khi thẩm định, cho vay đối với với các khoản vay phục vụ cho nông nghiệp nông thôn đó là cơ chế đảm bảo tiền vay và xử lý rủi ro. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế thường có chi phí cao, khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách quan do thiên tai, dịch bệnh... Cộng với đó do trình độ dân trí hạn chế, năng lực và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp ở nông thôn yếu, khả năng tài chính yếu, giá trị tài sản đảm bảo rất thấp và cơ sở pháp lý chưa rõ ràng về nhà, đất. Trong khi để đầu tư về cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần có những món vay lớn, thời gian dài. Mặc dù theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã nâng hạn mức cho vay thông thường không cần tài sản thế chấp lên đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhưng nhiều khách hàng chưa đủ uy tín, thiếu phương án kinh doanh khả thi nhất là đối với các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn nên các ngân hàng dù rất muốn cũng không thể cho vay. Mặt khác cùng với việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản thế chấp làm tăng đáng kể rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Hiện tại nợ xấu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng là 10,04% cao hơn gấp nhiều lần tỷ trọng nợ xấu chung cho hoạt động tín dụng. Đã ở khu vực mà rủi ro rất lớn thì cơ chế xử lý rủi ro chỉ mới quy định trên diện rộng do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh mà chưa có quy định hỗ trợ đối với rủi ro khách quan, bất khả kháng trong phạm vi hẹp. Vì vậy đã ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của các ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Để khơi thông dòng vốn

Thực tế hiện nay các địa phương và ngân hàng đều nhận thấy để nguồn vốn tín dụng chảy được vào nông nghiệp, nông thôn điều quan trọng nhất đó là cơ chế phối hợp xử lý những bất cập vừa qua như thế nào? Bởi hầu hết các khoản cho vay đối với lĩnh vực này hiện nay chủ yếu tập trung ở phần vay trung và ngắn hạn trong khi đó để có hiệu quả thì nguồn vốn phải được cho vay trong kỳ hạn dài. Đồng chí Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: Ở Ba Chẽ hiện nay người dân chủ yếu vay vốn ngân hàng phát triển nghề rừng, mà ai cũng biết sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh khá dài trong khi thời hạn mà ngân hàng cho bà con vay chủ yếu từ 3- 5 năm. Thế nên có tình trạng bà con phải khai thác rừng non để bán có tiền trả nợ ngân hàng vì đã đến kỳ hạn. Hiện nay huyện đang bàn với ngân hàng xem xét có biện pháp cho bà con được gian hạn nợ thêm khoảng 2 năm nữa. 

Cách xử lý như Ba Chẽ cũng mới chỉ là biện pháp tình thế và trong phạm vi của địa phương còn xét về lâu dài, để thực sự khơi thông được dòng vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn người vay cần có tài sản đảm bảo để thế chấp và người cho vay yên tâm hơn khi quyết định giao tiền. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận trang trại tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn. Đặc biệt, cần khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho sản xuất tập trung quy mô lớn thông qua những điều chỉnh thích hợp và mạnh dạn về hạn điền và thời gian, phương thức giao đất. Tập trung chỉ đạo hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp và các hộ nông dân mở rộng sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng vào hỗ trợ các hoạt động này.

Theo BaoQuangNinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 295156

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60617113