16:11 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở nông thôn

Thứ hai - 21/05/2012 21:55
Vượt qua những đoạn đường làng, chúng tôi về cơ sở sản xuất lông mi giả của chị Nguyễn Thị Thuỷ ở thôn Trung Tiến xã Cẩm Hà, ở đây hàng chục chị em đang cặm cụi, tỉ mẩn đan từng chiếc lông mi giả.
Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng ai cũng vui vẻ, hớn hở, họ kể cho nhau nghe lúc tối về nhà tranh thủ đan được bao nhiêu chiếc lông mi giả, chuyện mùa vụ, chuyện lĩnh lương để mua sắm thứ này, thứ nọ, chuyện học hành của con cái….
Trong số đó chúng tôi lại thật sự chú ý đến một người đàn ông cao chừng 1,3m, lưng bị gù, giọng nói có phần giống con gái đó  là anh Nguyễn Văn Hoà. Nhìn khuôn mặt vui cười hớn hở, bàn tay tỷ mẩn gắp từng sợi lông mi giả lắp ghép với nhau, chúng tôi thật sự cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc từng ngày trong anh. Anh Hoà vui vẻ nói: “ Bản thân bị tàn tật, sức khỏe lại yếu, nên trước đây tôi sống rất mặc cảm và luôn nghĩ mình là người thừa của xã hội, nhưng cuộc sống của tôi thật sự đổi thay khi được vào làm tại đây cơ sở sản xuất lông mi giả này, hiện nay nếu làm việc chăm chỉ mỗi tháng lương của tôi từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Từ ngày có việc làm, có thu nhập tôi đã mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, cuộc sống lúc nào cũng vui vẻ, tự tin”
Upload
Anh Nguyễn Văn Hoà tỉ mẫn làm từng sản phẩm
   
     Không chỉ anh Nguyễn Văn Hòa, mà hiện nay cơ sỏ sản xuất lông mi giả của chị Nguyễn Thị Thủy  này tạo việc làm thường xuyên cho gần 250 lao động, trong đó có nhiều người khuyết tật với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2,5 triệu/ tháng. 
 UploadUpload
Chị em đang miệt mài làm việc                                   Sản phẩm Lông mi giả
      
     Được biết cơ sở sản xuất lông mi giả được mở ra từ sự tức thời và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Thủy. Sau một thời gian làm lông mi giả cho một cơ sở làm lông mi giả ở Thành phố Hồ Chí Minh, chị Thủy nhận thấy nghề này vừa nhẹ nhàng, lại không đòi hỏi tay nghề cao mà thu nhập cũng khá, trong khi đó lao động nhàn rỗi ở quê rất nhiều, nên chị đã mạnh dạn xin nhận nguyên liệu về quê mở cơ sỏ làm lông mi giả, sau đó chuyển sản phẩm vào Thành phố Hồ Chí Minh cho cơ sỏ ở trong đó. Với khả năng thuyết phục cao, cũng như uy tín của mình chị đã được chủ cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận và năm 2008 chị đã về quê mở cơ sở sản xuất lông mi này.
      Điều đáng nói là việc làm lông mi giả như thế này không đòi hỏi trình độ cao, học nghề chỉ mất 10 đến 15 ngày, công việc nhẹ nhàng, những người sức khoẻ yếu, người tàn tật đều làm được và có thể nhận nguyên liệu về nhà làm, sau đó được chị Thủy thu mua sản phẩm và trả lương theo sản phẩm.
Upload
Lông mi giả - nghề mới đang cho thu nhập cao ở nông thôn
 
        Chị Trần Thị Tình – Thôn 5 – xã Cẩm Hà nói: “ Có nghề này chúng tôi rất vui, nói thật chứ trước đây không có việc làm chị em tụm năm, tụm bảy nói chuyện rông rài, rồi nhiều khi sinh ra chuyện này chuyện nọ, chứ bây giờ thì đã khác rồi, có thời gian là đan lông mi để lấy tiền, như bản thân tôi gần năm nay tôi chuyên làm việc này, bình quân mỗi tháng thu nhập hơn 2 triệu đồng, tôi nuôi con ăn học cũng từ khoản thu nhập này, mà làm ghề này mưa nắng, hay buổi tối đều tranh thủ làm được, có những tháng lương tôi gần 3 triệu”.
        Chị Nguyễn Thị Thuỷ - Chủ cơ sở sản xuất lông mi giả cho biết “ Bước đầu mở cơ sở có nhiều khó khăn, nhưng đến nay cơ bản đã đi vào sản xuất ổn định, hiện nay cơ sở của chúng tôi không chỉ tạo việc làm cho những người trong làng, trong xã mà nhiều chị em ở các xã lân cận cũng ra xin học nghề và nhận nguyên liệu về nhà làm.” 
Upload
                               
      Từ sự tức thời cũng như niềm tâm huyết với việc tạo việc làm cho lao động nữ tại nông thôn của người phụ nữ trẻ này, đã góp phần thực hiện đề án nâng cao thu nhập cho người dân – Một tiêu chí quan trọng để thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Theo hatinhonline.com
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 242625

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60564582