10:34 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 12/05/2012 06:39
Thực tế cho thấy, trong số 19 tiêu chí trong chương trình MTQG về xây dựng NTM ở Việt Nam, thì tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân là "cửa ải" khó nhất và để đáp ứng yêu cầu này, việc tăng cường đào tạo cho nông dân phải được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là nội dung chủ yếu của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (hay còn gọi là Đề án 1956 của Chính phủ) được triển khai hơn 2 năm qua tại nhiều địa phương. Đề án là cơ sở tạo nguồn lực nhằm "tiếp sức" xây dựng NTM.
Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI đã xác định: đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó trước hết phải thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Để đáp ứng mục tiêu chiến lược đó, yếu tố con người là quan trọng và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước. Cùng với tiến trình phát triển chung của đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam bước vào quá trình hội nhập, từng bước thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường và chuyển sang nền sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn hơn, tiên tiến hơn, do vậy  việc tăng cường đào tạo nghề cho nông dân có ý nghĩa quyết định trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng nông thôn mới.

 

Nghề đan mây tre thu hút đông lao động nông nhàn - Ảnh: Báo Quảng Nam


Tại diễn đàn Quốc Hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Nếu không công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì không thể có công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nông dân hiện chiếm hơn 73% dân số và chiếm tới 50% lực lượng lao động cả nước, thế nhưng nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo, do giá trị canh tác lúa trên một diện tích không cao, do vậy việc tăng cường đào tạo nghề, phấn đấu nâng cao thu nhập cho nông dân các vùng nông thôn vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế bền vững lâu dài.

 

Xuất phát từ thực tế đó, một đề án về đào tạo nghề cho nông thôn giai đoạn 2009-2015 và phương hướng đến năm 2020 đã được chính phủ thông qua và đang được các bộ, ngành triển khai. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cho biết:  “Hiện nay số lao động ở nông thôn  là khoảng 22 triệu người, do vậy mục tiêu của VN đến năm 2020 phải trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo lộ trình phải đào tạo  bài bản cho khoảng 11 triệu lao động nông thôn và như vậy  mỗi năm phải đào tạo khoảng 300 nghìn lao động cho nông nghiệp ”

 Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến tới nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề  đào tạo nghề có chất lượng cho nông thôn  là hết sức cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đề án tăng cường đào tạo nghề cho nông dân cũng cần phải có những chính sách đồng bộ hỗ trợ nhằm tạo ra sự đột phá, giúp nông dân tiếp cận với nền sản xuất lớn.

 Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng, một chuyên gia tâm huyết với nền nông nghiệp Việt Nam cho rằng: hơn 70 triệu thửa ruộng nhỏ, manh mún hiện là rào cản lớn nhất của đề án đào tạo nghề cho nông thôn, do vậy việc khuyến khích các hộ nông dân cùng nhau bàn bạc thực hiện dồn điền đổi thửa cho nhau để tạo ra những thửa ruộng, trang trại lớn là hướng đi tích cực, giúp cho các hộ nông dân có điệu kiện chuyển đổi sang nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn hơn, có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và có như vậy các sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

 Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nêu ý kiến:“ Đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại hoá, do vậy cách làm nông nghiệp cũng phải khác đi, cần phải có những trang trại lớn, do vậy theo tôi chúng ta cần phải bỏ hạn điền để nông dân có điều kiện mở rộng tích tụ ruộng đất, vì với diện tích mỗi hộ chỉ từ 4-6 ha như hiện nay thì làm sao có thể mở rộng sản xuất được. Trong đào tạo cho nông dân, cũng cần căn cứ vào đặc điểm tình hình từng địa phương mà có định hướng giúp nông dân sản xuất cái gì, làm sản phẩm gì để đạt giá trị hiệu quả cao..” 

Một cơ sở đào tạo nghề ở huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) - Ảnh: Báo Yên Bái

Sau hơn hai năm triển khai đề án đào tạo nghề cho nông thôn, cả nước đã có gần 800.000 lao động nông thôn (trong đó 46% làm các nghề nông nghiệp và 54% làm các nghề phi nông nghiệp) đã được học nghề. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề ở 54 tỉnh/TP đạt trên 70%, nhiều lao động nông thôn sau học nghề đã áp dụng kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Các khoá đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết của nông dân, mà thực sự là phương thức giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 Anh nông dân Nguyễn Trọng Thành tại xã Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những ví dụ như vậy. Sau khi áp dụng những kiến thức cho nông dân tại trường cao đẳng kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Phúc, giờ đây đàn bò sữa của gia đình anh cho chất lượng sữa cao nhất xã. Anh Nguyễn Trọng Thành, cho biết: “Nuôi bò sữa là lao động kỹ thuật, nó đòi hỏi phải có kiến thức. Nuôi bò sữa không đơn giản như nuôi bò bình thường, mà còn phải quan tâm tới các sản phẩm cung ứng cho xã hội, nên bắt buộc tôi phải đi học và tôi đã tham gia  lớp chăn nuôi thú y”

Những kết quả bước đầu của đề án đã góp phần tạo ra sự chuyển biến bộ mặt nông thôn. Tại nhiều địa phương đã hình thành những mẫu ruộng, mô hình trang trại lớn sản xuất hàng hoá có tính chuyên môn, đem lại hiệu quả cũng như giá trị sản xuất cao, hình thành các vùng nuôi cá ba sa, tôm hay xuất hiện các trang trại nuôi hươu, đà điểu, bò sữa, ếch, baba..Đề án đào tạo nghề đã giúp người lao động ở nông thôn tự trả lời câu hỏi: làm cái gì, nuôi con gì, bán ở đâu..Mục tiêu của đề án đào tạo nghề cho 11 triệu nông dân vào năm 2020 nếu đạt kết quả sẽ tạo tiền đề, bước ngoặt cho việc giảm khoảng cách giàu nghèo cũng như làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đề án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201


Hôm nayHôm nay : 50461

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72684199