17:13 EDT Thứ ba, 14/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay ở vùng đất mới

Thứ tư - 01/08/2012 09:52
Bốn năm trở thành công dân Thủ đô chưa phải là khoảng thời gian dài, nhưng với người dân các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình (thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình trước khi hợp nhất) là chặng đường có sự đổi thay lớn. Từ chỗ thuộc diện đặc biệt khó khăn, thì nay trình độ dân trí nơi đây đã mở mang, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời sống người dân đã khấm khá, no đủ hơn.



Vượt qua con dốc dài ngoằn ngoèo, chúng tôi có mặt giữa lưng chừng đồi thôn Dục, xã Yên Bình thăm trang trại của gia đình bà Trương Thị Hoa. Ngắm khu trang trại trồng đủ loại cây trái tươi tốt, mùa nào quả đó, bên trong là các dãy chuồng trại đầu tư xây dựng quy củ, mới thấy nghị lực của chủ nhân trang trại đã biến mảnh đất sỏi đá cằn cỗi này thành nơi trù phú. Ông Nguyễn Công Hòa, quản lý trang trại, cho hay, trên diện tích 8ha, gia đình bà Hoa đầu tư gần chục tỷ đồng xây dựng khu chăn nuôi lợn rừng với ba dãy chuồng trại nuôi 80 lợn nái bố mẹ sinh sản và một dãy chuồng trại nuôi hơn 1.000 lợn thương phẩm, bảo đảm việc làm ổn định cho 40 lao động địa phương với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã Yên Bình hiệu quả kinh tế cao.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng cho biết, mặc dù ba xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, kinh tế rừng, chăn nuôi, nhưng Thạch Thất xác định phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo có thể tạo ra các bước đột phá lớn nâng cao thu nhập cho người dân và tiếp sức xây dựng nông thôn mới. Cũng chính vì lẽ đó, trong bốn năm qua, hàng loạt mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các địa phương này đã mang lại sự ấm no cho người dân nơi đây. Tại xã Yên Bình có hơn 30 trang trại, vườn trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đang khẳng định ưu thế chăn nuôi trên vùng đất đồi gò, hơn 40 hộ tham gia mô hình trồng hoa chất lượng cho giá trị thu nhập khoảng 800 triệu đồng/hécta. Nhờ phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều gia đình có "của ăn, của để", xây dựng nhà cửa, cho con cái học hành mở mang kiến thức. Các xã Tiến Xuân, Yên Trung điều kiện khó khăn hơn nhưng nhiều mô hình kinh tế rừng, trồng lúa, rau màu vụ đông theo hướng hàng hóa, chăn nuôi hiệu quả cao cũng đua nhau phát triển. 

Lãnh đạo các xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân phấn khởi khi số hộ nghèo của địa phương giảm đáng kể sau bốn năm tách từ Hòa Bình nhập về Hà Nội. Hiện nay, xã Yên Trung còn 145 hộ nghèo, Yên Bình 157 hộ, Tiến Xuân hơn 100 hộ. Tiếng là hộ nghèo, nhưng theo Chủ tịch UBND xã Yên Trung Hoàng Phương, nhiều gia đình vẫn có xe máy, ti vi. 

Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn vẫn nhớ như in hình ảnh xã Yên Trung ngày mới sáp nhập buổi tối vẫn tù mù dưới ánh đèn dầu, những con đường đất dẫn đến các thôn Lặt, Luồng, Bối, Đồng Sổ... mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù mịt. Với sự quan tâm giúp đỡ của TP, sự nỗ lực của huyện, xã và bản thân người dân, hệ thống giao thông nông thôn của cả ba xã từng bước được đầu tư xây dựng, thay bằng những con đường bê tông khang trang, điện đã kéo đến từng gia đình. Ông Hoàn nhẩm tính, trong bốn năm qua, đã có gần 400 tỷ đồng được đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật điện, đường, trường, trạm. Đến nay, toàn bộ học sinh ở ba xã này đã có phòng học kiên cố, không còn cảnh học tạm, học nhờ, các cấp học đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Mới đây, xã Yên Trung được hưởng lợi từ hai con đập Đa Liếp và Gò Dọc duy trì nước tưới phục vụ 9ha đất nông nghiệp, bảo đảm sản xuất ổn định hai vụ lúa, một vụ màu. Tương tự, việc cải tạo, nâng cấp 28ha mặt nước hồ Lụa đang được huyện Thạch Thất triển khai sẽ bảo đảm đủ nước tưới 100% diện tích đất canh tác và phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Yên Bình. 

Trong định hướng phát triển, Chủ tịch huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết, huyện sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở ba xã, đồng thời phát huy tối đa văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân ở vùng đất mới của Thủ đô.


Bài, ảnh: Hữu Hoài
Theo hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 73111

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 760480

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61082437