11:45 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dồn điền đổi thửa: Ghi nhận ở Thanh Chương

Thứ hai - 25/06/2012 06:09
Mặc dù không nằm trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nhưng dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được xem là khâu đột phá, là bước đi tất yếu nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sớm nhận thức được điều đó, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã đẩy mạnh công tác này và đạt được kết quả đáng ghi nhận nhờ những cách làm sáng tạo.

Điển hình từ xã

 

Làm thủy lợi phục vụ dồn điền đổi thửa ở Thanh Chương.
Thanh Lĩnh (Thanh Chương) là một trong những xã thực hiện DĐĐT từ năm 2001 theo Chỉ thị 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, góp phần giảm đáng kể số thửa bình quân ở mỗi hộ dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa thì ruộng đất của nông dân vẫn còn manh mún. Năm 2010, khi huyện có chủ trương chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất (lần 2), Thanh Lĩnh coi đây là cơ hội, là điều kiện quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất. Những bước đi đầu tiên gặp không ít khó khăn do địa hình của xã không mấy thuận lợi, ruộng đất lại được chia nhiều thứ hạng khác nhau; có hộ sở hữu ruộng tốt, hộ sở hữu ruộng xấu.

Trước những khó khăn ấy, cấp ủy Đảng, chính quyền xã thống nhất chủ trương quy hoạch ruộng đất để bà con nhận những vùng đất gần, đất tốt, thuận lợi; còn diện tích đất xấu, vùng xa, thấp trũng đưa vào làm quỹ đất công. Đồng thời, tổ chức cho nhân dân tự bình các loại ruộng và tiến hành phân chia ra làm 7 hạng, từ đó tính hệ số đất quy đổi giao cho các hộ; nếu hộ nào nhận ở vùng ruộng đất tốt, gần thì diện tích ít, nhận ở vùng xấu, xa thì diện tích lớn hơn. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện DĐĐT theo chủ trương, một số hộ có ruộng đất liền vùng còn tiếp tục dồn lại để trở thành ô thửa lớn hơn. Nhờ đó, tính đến thời điểm này, Thanh Lĩnh đã thực hiện xong việc DĐĐT ở 164ha ruộng lúa, trong đó có 70% số hộ sở hữu 1 thửa ruộng tại 1 vùng.

Có thể nói, cái được lớn nhất của quá trình DĐĐT là ruộng của các hộ dân được quy về một mối, tạo điều kiện để nông dân đầu tư sản xuất. Ông Nguyễn Trường Tam, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: "DĐĐT quả là một công việc khó nhưng nếu được thực hiện dân chủ, công bằng trên cơ sở lợi ích của từng hộ và của tập thể đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền thì sẽ thành công".

Theo kế hoạch, Thanh Lĩnh đang tiếp tục chỉ đạo để hoàn thành DĐĐT ở 80ha đất màu, phấn đấu hoàn thành việc DĐĐT vào cuối năm 2012.

Sức mạnh từ sự đồng thuận

Bắt đầu từ tháng 6/2010, huyện Thanh Chương triển khai thực hiện đề án chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất lần 2. Trong quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện chặt chẽ quy trình 4 bước, từ công tác chuẩn bị lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theo phương án quy hoạch đã thống nhất; tổ chức kiểm kê quỹ đất, rà soát số hộ, số khẩu, ghép nhóm bốc thăm nhận ruộng tại vị trí ruộng mới và lập sổ quy chủ tạm thời. Nhiều địa phương như Thanh Giang, Thanh Ngọc, Thanh Mai, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Thanh Lĩnh... chuyển đổi ruộng đất khá nhanh gọn. Cán bộ từ xã đến xóm rất trăn trở, trực tiếp lội ruộng để khảo sát thực địa, xác định các tuyến đường giao thông, thủy lợi hợp lý để quy hoạch có chất lượng; trực tiếp tham gia hội nghị đoàn thể để tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân; ưu tiên người dân lựa chọn, bốc thăm nhận ruộng trước, cán bộ, đảng viên nhận sau.

Nhờ sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đến nay, đã có 9 xã trong huyện cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất (bình quân mỗi hộ được nhận 3 vùng, bao gồm cả vùng màu và ruộng lúa); 6 xã đang thực hiện bước 4, kiểm kê lại quỹ đất, rà soát số hộ, số khẩu, ghép nhóm, ghép vùng, bốc thăm nhận ruộng và giao ruộng tại thực địa; 15 xã thực hiện bước 3 làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Các xã còn lại đang tiến hành bước 2, lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.

Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương khẳng định: "Thành công trong công tác DĐĐT đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương; khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo điều kiện hình thành một số vùng sản xuất tập trung, khuyến khích nông dân đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tạo bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa".
 

Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138


Hôm nayHôm nay : 44083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 950574

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72633283