11:54 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HLV Tân Kỳ: 20 năm xây dựng và phát triển

Thứ hai - 25/06/2012 20:39
Sau 20 năm thành lập, Hội Làm vườn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã trưởng thành về nhiều mặt. Có thể nói, kinh nghiệm của 20 năm đã thực sự trở thành nguồn lực để Hội đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ to lớn trong thời kỳ mới.

Ngay đầu nhiệm kỳ (2007), các cấp Hội đã tổ chức quán triệt Thông báo 565/TB.TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng phát triển VAC trang trại, VAC du lịch sinh thái, trong đó nhấn mạnh xây dựng quy hoạch phát triển VAC có quy mô lớn. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của BCH T.Ư Đảng khóa X", các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên hăng hái phát triển kinh tế VAC gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường để góp phần xây dựng nông thôn mới.

Việc tuyên truyền, phổ biến các quyết định của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn được các cấp Hội tiến hành liên tục từ 2007 - 2012. Các chính sách hỗ trợ như thành lập mới trang trại, chuyển đổi cây trồng, mua sắm máy nông nghiệp, thành lập HTX… đều được phổ biến và hướng dẫn thực hiện (có 27 trang trại được hỗ trợ 540 triệu đồng, 400 hội viên được hỗ trợ lãi suất mua trâu-bò hàng hóa, 22 hội viên được hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp, 80 hội viên được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi).

Việc tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được các cấp Hội xem trọng. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi như trồng thanh long ruột đỏ (Nghĩa Hành), trồng quýt V2 (Tân An), trồng mít Chan rai (22 xã, thị trấn), trồng trám ghép (Kỳ Sơn, Kỳ Tân), trồng cao su (Nghĩa Phúc, Tân An, Giai Xuân, Tân Xuân…), chăn nuôi thỏ ngoại (Nghĩa Hoàn, Nghĩa Phúc, Đồng Văn), chăn nuôi ngan Pháp, vịt siêu trứng, gà Ai Cập (ở hầu hết các xã)… Đặc biệt là tập huấn chuyển giao đề tài sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình cho 21 xã thu hút hàng ngàn hội viên tham gia. Ý thức dùng tiến bộ kỹ thuật làm chìa khóa để mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong cán bộ, hội viên dần trở thành nếp nghĩ. Đã có hàng trăm hội viên đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Việc tổ chức đi học tập, nghiên cứu các mô hình trong và ngoài tỉnh được chú trọng. Hội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức đi học tập ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Trị, Bình Phước về mô hình trồng cây lâm nghiệp đa tác dụng, bảo tồn đa dạng sinh học, trồng cao su tiểu điền. Kết quả của những chuyến đi học tập, nghiên cứu đã bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chủ chốt của Hội Làm vườn các xã, thị trấn, giúp đội ngũ này mở rộng tầm hiểu biết để vận động, chỉ đạo phong trào.

Để làm tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế VAC, công tác xây dựng mô hình đóng vai trò động lực thúc đẩy phong trào. Một số mô hình tiêu biểu như nuôi ong, nuôi hươu ở Nghĩa Bình, nuôi nhím ở Nghĩa Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng dưa chuột, dưa hấu xen canh lúa ở xóm 7 (xã Nghĩa Hành) đã cho giá trị thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Một số mô hình được huyện hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng như trồng cao su ở xã Nghĩa Phúc; trồng mía ở Vĩnh Tân, Mai Tân (Nghĩa Hoàn)...

Nét nổi bật trong nhiệm kỳ qua là sự kết hợp việc chỉ đạo xây dựng mô hình với hội thảo phổ biến để nhân rộng. Do đó, ở hầu hết các xã đều có các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Trong nhiệm kỳ qua, năm nào Hội Làm vườn Tân Kỳ cũng được UBND huyện giao thực hiện các chương trình, đề án phát triển như tiếp nhận chính sách hỗ trợ mua trâu-bò hàng hóa, thành lập trang trại mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm, hỗ trợ trồng cây cao su, mía…

Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển VAC nên 100% hội viên đã thoát nghèo.

Với kinh nghiệm đã đúc rút được trong 20 năm, qua 5 kỳ Đại hội, Hội Làm vườn Tân Kỳ tiếp tục được Huyện ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện hoạt động. Đây là tiền đề để Hội thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội V nhiệm kỳ 2012- 2017 đề ra.
 

Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 44385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 950876

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72633585