18:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hòa Bình: Hiệu quả thiết thực từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân

Chủ nhật - 04/02/2018 09:51
Với mục tiêu không lợi nhuận, những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) tỉnh đã giúp hàng nghìn lượt hộ vay vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.
 

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình ông Hà Văn Quyết, xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc) đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi lơn.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lợn từ nguồn vốn vay QHTND của ông Hà Văn Quyết, xóm Tát, xã Tân Minh, ông chia sẻ: Dù nguồn vốn không lớn, nhưng quỹ đã giúp gia đình tôi có thêm điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi. Gia đình bắt đầu nuôi lợn từ năm 2015, ban đầu nuôi 30 con quay vòng 3 lứa /năm. Năm 2015 xuất bán được 4, 5 tấn lợn hơi giá 32.000 đồng/kg. Sang năm 2016 phát triển lên 90 con nhưng bị bệnh chết mất 23 con, xuất bán được 4, 6 tấn, giá 43.000 đồng /kg. Trừ chi phí cũng lãi được trên 70 triệu đồng. Nhưng sang năm 2017, giá lợn hơi xuống thấp, xuất bán 2 lứa trên 7 tấn chỉ được giá 17.000-20.000 đồng /kg, tính ra lỗ 94 triệu đồng. Nhưng vì đam mê nên gia đình vẫn đầu tư chăn nuôi tiếp và hy vọng giá lợn hơi sẽ tăng lên. Hiện gia đình đang nuôi 86 con lợn thịt.

Những năm qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo QHTND lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra, giám sát nguồn vốn QHTND và chương trình cho vay theo hình thức ủy thác của các ngân hàng. Định hướng, chỉ đạo thành lập các tổ, nhóm nông dân, lựa chọn đầu tư những mô hình bảo đảm an toàn vốn cho vay theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và có khả năng nhân rộng mô hình.

Đến nay đã có 11/11 đơn vị thành lập QHTND. Hội Nông dân các cấp chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch vận động, phối hợp với các ngành liên quan để bổ sung QHTND từ nguồn ngân sách địa phương, triển khai đến các cơ sở Hội vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp. Năm 2017, tổng nguồn vốn QHTND là 26.184, 858 triệu đồng. Trong đự, nguồn ủy thác T.ư 12.550 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh cấp 6.249 triệu đồng; vốn ngân sách huyện cấp 2.990 triệu đồng; nguồn thu ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân 4.245, 858 triệu đồng; nguồn vốn mượn 150 triệu đồng.

Qũy được cho vay theo phương án sản xuất - kinh doanh nhóm hộ ở cơ sở, mỗi chu kỳ cho vay 2-3 năm /mô hình dự án. Qua đó, hàng năm, Hội đã hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh. Năm 2017, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc thu hồi 8 dự án đến hạn với tổng số tiền 3.525 triệu đồng cùng với nguồn vốn của T.ư ủy thác 2, 5 tỷ đồng đã cho vay 11 dự án, tổng số tiền 6.150 triệu đồng cho 143 hộ hội viên nông dân vay. Hiện nguồn vốn T.ư ủy thác cho vay 30 dự án, 367 hộ với số tiền 12.550 triệu đồng, trong đó, 12 dự án trồng trọt cho 156 hộ vay, tổng số tiền 5.850 triệu đồng; 17 dự án chăn nuôi cho 200 hộ vay, tổng số tiền 6.400 triệu đồng; 1 dự án nuôi thủy sản cho 11 hộ vay, tổng số tiền 300 triệu đồng...

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Nhìn chung, các dự án vay vốn QHTND đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong năm, nhiều mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, là mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho nhiều dự án khác được vay vốn phát triển sản xuất. Điển hình là dự án "Trồng và chăm sóc cam” tại xã Tây Phong và Nam Phong (Cao Phong); dự án "Trồng bưởi Diễn” xã Ngọc Lương (Yên Thủy); dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi ở thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); dự án "Chăn nuôi bò sinh sản” xã Liên Hòa (Lạc Thủy); dự án "Chăn nuôi bò sữa” xã Liên Sơn (Lương Sơn)….

Bên cạnh việc cho vay phát triển sản xuất, Ban quản lý QHTND còn chú trọng tư vấn, hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả; thực hiện đúng các quy định quản lý quỹ, thu hồi nợ đến hạn… nhằm bảo toàn và không ngừng tăng trưởng nguồn quỹ, góp phần giúp hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Việc quản lý thực hiện dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ giao.

Theo Báo Hòa Bình
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1019459

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72702168