14:50 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Trung

Thứ ba - 02/07/2013 23:02
Năm 2010, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, được chọn là một trong 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Năm 2013, xã đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Mô hình, bài học thành công của Thiệu Trung sẽ là những kinh nghiệm quý để nhân rộng trên toàn quốc.
 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những bài học, kinh nghiệm từ mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, ngày 2/7. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

 

Báo cáo những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới với đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, lãnh đạo xã Thiệu Trung và huyện Thiệu Hóa đều khẳng định bài học kinh nghiệm lớn nhất chính là sự đồng thuận, vào cuộc, tham gia tích cực của nhân dân.

Tạo đồng thuận cao trong nhân dân

Thực tế ở Thiệu Trung, công tác tuyên truyền, vận động đã làm cho mọi người dân đều trả lời được câu hỏi: Để xã đạt nông thôn mới thì mỗi gia đình, ngõ, xóm phải làm những gì, và có kế hoạch huy động nguồn lực kèm theo một lộ trình cụ thể, phù hợp.

 

Xã Thiệu Trung có diện tích tự nhiên 389,18 ha, trong đó đất nông nghiệp là 239,72 ha; dân số 5.900 người. Đến hết tháng 12/2012, 92% đường giao thông nông thôn, hơn 70% đường giao thông nội đồng, hơn 87% kênh mương nội đồng của toàn xã đã được bê tông hóa; xây mới và cải tạo 6 nhà văn hóa thôn; tổng kinh phí đầu tư 1,9 tỷ đồng; đầu tư 6,8 tỷ đồng xây dựng trung tâm văn hóa-thể thao; chỉnh trang chợ trung tâm xã đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.

“Mọi việc cần được trao đổi, thảo luận dân chủ công khai, với phương châm "cái gì dân tin, dân hiểu, dân thông là cái đúng nhất, dễ thành công nhất". Cho nên việc nào dân đồng thuận thì làm trước, làm ngay, việc nào dân chưa đồng thuận thì chưa làm, nhưng phải tiếp tục tìm biện pháp để tháo gỡ thực hiện sau”, ông Trần Văn Tiến, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Trung, nói.

 

Một kinh nghiệm nữa được xã Thiệu Trung rút ra trong xây dựng nông thôn mới là phải thực hiện đồng bộ, lấy phát triển sản xuất làm gốc.

Từ năm 2005, xã đã chuyển 45 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía, đến nay cho thu nhập 90-100 triệu đồng/ha/năm; xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao với 100 ha; phát triển các mô hình trồng nấm, rau màu vụ đông góp phần đưa tổng giá trị sản xuất/ha đất canh tác lên 86 triệu đồng/năm 2012, tăng 11,3 triệu đồng so với năm 2010.

Phát huy lợi thế riêng của địa phương là nghề đúc đồng truyền thống, xã Thiệu Trung đã có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích sản xuất. Hiện trên địa bàn xã có 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 129 hộ kinh doanh cá thể, 22 cơ sở đúc đồng, nhôm, thu hút thường xuyên 200 lao động, bình quân thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của xã giảm từ 40% năm 2010 còn 32,6% cuối năm 2012.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,6% năm 2010 xuống 4,39% cuối năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 22,9 triệu đồng, tăng 8,4 triệu đồng/người so với năm 2010.

 

Ngõ xóm khang trang, sạch đẹp tại xã nông thôn mới Thiệu Trung. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Tiền đề xây dựng nông thôn mới bền vững

Những bài học, kinh nghiệm đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận, đánh giá đây là kết quả có ý nghĩa rất lớn, giúp khẳng định mô hình, hiệu quả của nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, sau khi đã đạt những tiêu chí nông thôn mới, nhiệm vụ hết sức quan trọng là duy trì những tiêu chí đó, tiếp tục thực hiện để đạt tiêu chí ở mức cao hơn.

“Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, không dừng lại, triển khai thực hiện khẩn trương nhưng lại không nôn nóng. Việc người dân tham gia xây dựng nông thôn mới một cách tự nguyện, tích cực là tiền đề vững chắc để xây dựng nông thôn mới một cách bền vững”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị xã Thiệu Trung tiếp tục chăm lo phát triển, hoàn thiện mô hình sản xuất, đặc biệt là phát huy lợi thế của làng nghề truyền thống. Theo Phó thủ tướng, đây chính là yếu tố mang tính quyết định để có thể xây dựng và phát triển nông thôn mới một cách bền vững.

Trong huy động nguồn lực, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý địa phương không bắt buộc, huy động quá sức đóng góp của người dân. Thay vào đó, cần vận động để bà con tự nguyện, tự giác tham gia.

 

Tham gia đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu thăm, làm việc tại Thanh Hóa về xây dựng nông thôn mới có lãnh đạo các Bộ NNPTNT, Kế hoạch và Đầu tư, VHTTDL, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. Bên cạnh việc đi thăm, kiểm tra tại cơ sở, đoàn sẽ làm việc với Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

 

Xuân Tuyến
Nguồn chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1204668

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72887377