12:59 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông giỏi tính thị trường

Thứ bảy - 09/02/2013 08:35
Giữa vùng rừng núi hoang vu huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có một lão nông thủng thẳng kiếm tiền tỷ bằng cách giải những bài toán thị trường đầy trí tuệ.

CÁCH CHƠI RIÊNG

Những người nông dân huyện Lục Ngạn thu lợi tiền tỷ từ nông nghiệp không phải là hiếm nhưng khi nghe chuyện về cái cách mà ông Đào Công Hoa ở thị trấn Chũ đầu tư vào nông nghiệp chúng tôi không khỏi tò mò, muốn gặp trực tiếp “lão nông” nổi tiếng lắm mưu, nhiều kế này. Trang trại của ông Hoa thuộc địa bàn xã Tân Mộc, nằm ở tít trên núi cao, ít người biết đến. Tiếp chúng tôi là một người đàn ông ngoại lục tuần, rắn rỏi, chất phác nhưng mắt sáng, ánh lên vẻ tinh anh, hoạt bát.

Ông Hoa cho biết, hiện ông đang làm chủ 100 ha rừng nhưng trên thực tế còn hơn thế bởi cứ nhìn vào cái cách vung tay chỉ địa giới đất theo các vòng cung, các triền núi xa tít thì có lẽ đất của ông còn gấp đôi số ấy. Ông Hoa bắt tay vào trồng rừng từ bao giờ và làm thế nào ông lại sở hữu nhiều rừng đến vậy? Câu trả lời thật bất ngờ. Nghiệp trồng rừng “vận” vào cuộc đời ông Hoa mới được 6 năm. Vừa đủ một chu kỳ thu hoạch. Và ông cũng đang cho khai thác lần lượt 100 ha rừng.


Một góc trang trại của ông Đào Công Hoa

Năm 2006, tài khoản của ông Hoa tại Ngân hàng NN-PTNT có 800 triệu. Với số tiền này ông có thể mua được đất ở đô thị Bắc Giang, Hà Nội, tham gia vào cuộc chơi bất động sản hoặc có nhiều lựa chọn khác để đầu tư mà không phải vất vả, một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm. Tuy nhiên, ông Hoa không thích đi chung lối đi của mọi người. Ông có tham vọng và âm thầm lên kế hoạch của riêng mình. Vào thời điểm ấy, đất ở, đất đô thị tăng giá vùn vụt nhưng đất rừng thì vẫn bán rẻ như cho.

Nhận thấy đây là cơ hội hiếm có ông Hoa bắt đầu đi mua gom đất rừng với giá 2 triệu đồng/ha. Người dân Lục Ngạn chỉ thích trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, không thích trồng rừng nên việc thu mua cũng dễ, chỉ cần ông Hoa gợi ý mua là sẵn sàng bán. Người bán 10 ha, người bán 20 ha, cho tới khi được hàng trăm ha rừng thì nhà ông Hoa đã có một chồng “sổ đỏ”. Sau chiến lược gom đất ông Hoa lại đầu tư trồng rừng. Để tiện cho công việc ông “bỏ nhà” dưới thị trấn lên rừng lập bản doanh ở một mình. Vợ con, anh em trong nhà có khuyên can thế nào ông cũng để ngoài tai nên ai cũng nói ông gàn. Thấm thoắt đã 6 năm, đến nay cái sự “gàn” của ông đã biến thành bạc tỷ. 50 ha rừng đầu tiên đang vào chu kỳ khai thác nguyên liệu giấy, ông Hoa bán với giá 60 triệu/ha thu 3 tỷ đồng. Sang năm tiếp tục thu hoạch rừng ông sẽ có thêm 3 tỷ nữa.

Như vậy, chỉ nhìn riêng vào tiền thu từ gỗ rừng đã lên tới 6 tỷ đồng, gấp chục lần số vốn 600 triệu ông bỏ ra lúc ban đầu để trồng rừng (trừ 200 triệu tiền mua đất). Nhưng đó chỉ là cái “lợi” bề nổi, ông Hoa không tính đơn giản như thế. Cái ông tính lợi là ở giá trị của đất SX. Bây giờ làm ăn khó khăn hơn trước rồi, thị trường chứng khoán, bất động sản đều đóng băng, người ta lại quay về với SX nông nghiệp. Chưa bao giờ thị trường đất nông nghiệp ở Lục Ngạn lại sôi động như thế này. Giá đất ruộng tăng vọt từ 30, 40 triệu đồng/sào lên 100 triệu đồng/sào. Giá đất rừng của ông Hoa không cao như thế nhưng cũng phải 30-40 triệu/ha mà chưa chắc đã có để mua, so với giá lúc mua vào ông Hoa lãi gấp 20 lần.

LÁCH THỊ TRƯỜNG

Đầu tư bạc tỷ vào nông nghiệp, ông Hoa tính toán, nắm bắt chớp cơ hội thị trường như một DN. Cái vòng quay được mùa mất giá, được giá mất mùa, bấy lâu nay cứ làm cho đời sống của người nông dân bấp bênh khốn khó. Nhưng với lão nông Đào Công Hoa quy luật ấy hoàn toàn không đáng ngại. Cùng trồng một loại cây nhưng cách làm của ông Hoa đầy sáng tạo, quyết đoán và còn có cả đôi chút phiêu lưu…

Năm 2012, ông Hoa lại ra một quyết định “gàn” hơn cả việc bỏ phố lên rừng 6 năm về trước đó là trồng cam đường Canh trên núi. Nghe tin ông Hoa bỏ ra hơn một tỷ về Văn Giang, Hưng Yên để mua giống cam về trồng trên đất lâm nghiệp, nông dân cả huyện Lục Ngạn đều ôm bụng cười, vì giống cam đường Canh vốn rất khó tính, ưa nước, trồng ở đất bằng phẳng còn khó, đòi hỏi chăm bón kỹ lưỡng huống hồ lại đem lên núi để trồng thì nhìn trước thấy thất bại.



Ông Hoa giới thiệu nguồn "sinh thủy" bí mật của trang trại

Thế nhưng, đã mấy ai hiểu được cái “mưu” của lão nông chân đất? Mọi bước đi đều đã được tính toán theo lộ trình, từ khi mua đất đến việc trồng cây theo quy hoạch, cải tạo cả một khoảnh rừng thành khu SX nông nghiệp độc lập. Từ mấy năm trước ông Hoa đã thuê hẳn 2 máy xúc để san ủi làm gần 20 km đường trong trang trại, tạo mặt bằng, tạo vườn bậc thang rồi đào ao dẫn nước từ mạch ngầm về phục vụ tưới tiêu, thả cá… biến hơn 10 ha rừng thành vườn cây ăn quả. Tuy ở trên núi cao nhưng trang trại của ông Hoa vẫn bằng phẳng, rộng lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các vườn xung quanh thị trấn.

Trước khi lựa chọn trồng cam đường Canh ông cũng tìm hiểu kỹ đặc tính của cây, học hỏi kỹ thuật và tính toán rất kỹ cơ hội thị trường. Giá cam đường Canh mấy năm nay liên tục tăng cao từ 35 ngàn đồng/kg lên 45 ngàn đồng rồi tiếp tục leo tới 67 ngàn đồng/kg cắt tại vườn. Giá cam cao, người dân đua nhau trồng, các chủ vườn cũng khẩn trương mở rộng diện tích. Chắc chắn chỉ trong vòng 4-5 năm nữa là sản lượng cam đường Canh ở Lục Ngạn sẽ tăng vọt, ảnh hưởng tới giá. Vậy nên khác với các chủ vườn ở Lục Ngạn, đang mở rộng diện tích bằng cách mua cây con về trồng, khi bắt tay vào trồng cam đường Canh ông Hoa đầu tư vốn mua hẳn những cây 3 năm tuổi có thể cho thu hoạch ngay. Năm nay, căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của cây, ước tính vườn cam đường Canh của ông có thể cho 10 tấn quả, thu trên 600 triệu đồng. Nhưng ông Hoa không vội “gỡ vốn”.

Ông tính cho cam ra quả năm nay thì cây sẽ dành toàn bộ dinh dưỡng nuôi quả, không phát triển nhánh. Sang năm sản lượng sẽ chỉ được 10-15 tấn quả là cùng. Nhưng nếu bỏ qua một năm để cho cây phát triển hết sức thì sang năm vườn cam sẽ cho sản lượng 40 tấn. Lúc ấy nhân với mức giá hiện tại ông có cơ hội thu 2,4 tỷ đồng. Lợi hơn gấp 4 lần. Hoặc cho dù giá cam sang năm có giảm đi một nửa chỉ còn 30 ngàn đồng/kg thì doanh thu của ông vẫn đạt 1 tỷ 200 triệu đồng vẫn đảm bảo lợi nhuận của cả hai năm cộng lại. Tâm sự với chúng tôi ông Hoa hé lộ tham vọng thời gian tới ông sẽ tiếp tục thuê máy xúc mở rộng thêm khoảng 10 ha trang trại nữa.

Mục tiêu của ông Hoa không phải làm giàu xổi, vì vậy ông rất chú trọng đầu tư. Điều ông mong muốn là phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình để khai phá, chinh phục những đỉnh núi cao, tạo dựng một sự nghiệp để lại cho con cháu. Đất là tài sản vô giá. Đất sẽ không phụ công người và ông Hoa thực sự thấu hiểu điều đó.

Kiên Cường
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115133

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72797842