12:25 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ cây chít

Thứ năm - 21/03/2013 05:38
Mọc tự nhiên ở khắp đồi núi đất trên địa bàn toàn tỉnh, những năm qua, cây chít đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân ở tổ 8, 9 thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên từ việc làm chổi chít.
Chúng tôi tới thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên đúng thời điểm bà con nhân dân đang thu mua cây chít để làm chổi. Không khí lao động sôi nổi, vui vẻ, tiếng nói, cười từ các hộ nông dân đang làm chổi chít làm ấm một vùng quê yên ả vốn rất thanh bình. Gia đình ông Nguyễn Văn Mịch, tổ 9, thị trấn Việt Lâm, từ ngoài cửa vào trong nhà, ngổn ngang các bó chít được bác thu mua từ những người dân nghèo ở khắp nơi trong tỉnh. Mùi thơm từ cây chít hong được nắng khiến câu chuyện với ông Mịch thật rôm rã, ông chia sẻ: Nhà tôi làm chổi từ cây chít này đã gần 15 năm, trước kia cũng có một số hộ ở tổ 9 làm nhưng mạnh ai thì nấy làm, chưa có tổ chức, thu mua, chổi làm ra chỉ bán cho các gia đình trong huyện. Năm 2003, ông Mịch thành lập hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Việt Thành, với mục đích đứng ra đại diện các hộ làm chổi chít để thu, mua và bán cho các thương lái ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương… Hiện nay, hợp tác xã Việt Thành có 185 lao động chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, công việc ổn định cả năm, có năm các gia đình phải làm đến 28-29 tết vì khách hàng có nhu cầu mua, giá trị ngày công lao động bình quân là 120 nghìn đồng/ngày, nếu tính như vậy thì cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp, chính vì vậy 80 hộ gia đình làm chổi chít ở đây gia đình nào cũng khá giả. Chị Lù Thị Nga, thành viên HTX Việt Thành cho biết: Nhà có 5 lao động chính, mấy năm gần đây do làm chổi chít mang lại hiểu quả kinh tế nên mấy thửa ruộng gần nhà chị dùng để phơi cây chít, bởi với chị làm lúa thu nhập chỉ đủ ăn mà không giàu được, hơn nữa trồng lúa vất vả lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Làm chổi chít còn có ưu điểm là tranh thủ thời gian rỗi, nông nhàn. Từ cây chít để làm chổi mà nhà chị có cuộc sống khấm khá. Cũng như chị Lù Thị Nga, chị Phạm Thị Hảo, tổ 9, thị trấn Việt Lâm cũng bận rộn với nghề chổi chít này, chị cho biết: Ở đây nhiều nhà có con đi học chuyên nghiệp về nhưng chưa có việc làm, đều ở nhà làm chổi chít để tăng thêm thu nhập, với gia đình chị ngoài làm chổi chít còn trồng thêm mấy ha chè, làm chổi chít vừa tranh thủ thời gian vừa có thêm thu nhập để chị trang chải cho cuộc sống gia đình.
 
Gia đình chị Lù Thị Nga, thuộc HTX Việt Thành đang làm những cây chổi chít

Để làm chổi chít, người nông dân cũng vất vả với đủ công đoạn nhọc nhằn. Ban đầu người dân phải lên đồi lấy những bông chít đang độ nở hoa, thường vào khoảng tháng Giêng, tháng 2 là tốt nhất, đem về hong nắng cho khô, sau đó mới tút từng bông và ghép thành cái chổi chít. Vì cây chít chỉ ra theo mùa nên luôn phải dự trữ nguyên liệu cho cả một năm. Chít được thu mua từ tất cả các huyện trong tỉnh, kể cả các tỉnh lân cận như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang…Tại hợp tác xã Việt Thành hiện có đến vài chục tấn chít dự trữ để làm cả năm, sắp tới HTX dự định xây 2 lò sấy chít để chủ động hơn trong việc làm chổi. Tuy nhiên, ông Mịch cũng băn khoăn bởi cây chít là cây mọc tự nhiên, khai thác nhiều rồi cũng cạn kiện nguồn nguyên liệu, vì thế để chủ động hơn ông rất muốn được cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét thành lập làng nghề chổi chít. Khi đã thành làng nghề rồi sẽ có quy hoạch vùng nguyên liệu trồng chít. Cũng theo tính toán của ông Mịch thì trồng một ha chít so với một ha keo, thì cây chít chỉ sau 2-3 năm là cho thu hoạch, hết vụ người dân chăm sóc năm sau lại thu tiếp. Tính như vậy thì cây chít sau khi chồng sẽ cho thu nhiều năm tiếp theo không như cây keo, thu chỉ có một lần mà hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa, cây chít trồng thì ngọn của nó to hơn, bán sẽ được giá hơn.

Cây chít được phơi khô trước khi đưa vào làm chổi
 
Từ hiệu quả kinh tế mà cây chít đã mang lại, tạo thu nhập cũng như việc làm cho nhiều lao động địa phương nên lãnh đạo thị trấn Việt Lâm đã lập đề án thành lập 2 làng nghề làm chổi chít. Theo đồng chí Thiều Văn Bốn, Bí Thư thị trấn Việt Lâm cho biết: Hiện nay, hợp tác xã Việt Thành cũng như các hộ tham gia làm chổi chít hiệu quả rất cao, tuy nhiên sản phẩm làm ra thường bị các thương lái thu mua ép giá. Hơn nữa, khi chưa có thương hiệu, bản quyền thì sản phẩm không thể xuất khẩu ra nước ngoài, mà phải qua khâu trung gian mới có thể xuất khẩu, điều này rất thiệt thòi cho người dân lao động. Sau khi thành lập Làng nghề rồi, chủ trương của thị trấn mở các lớp đào tạo nghề làm chổi chít cho các hộ nghèo, đào tạo xong sẽ tạo việc làm ngay trong làng nghề. Với những cách làm đúng đắn đó, hy vọng rằng sau khi thành lập làng nghề chổi chít, thị trấn Việt Lâm sẽ tăng các hộ khá, giàu, giảm số hộ nghèo, cuộc sống người dân càng được nâng lên.
Lê Lâm- Thanh Thủy
(baohagiang.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1114103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72796812