12:10 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngọt lành cam tết

Thứ bảy - 09/02/2013 00:37
Bắt đầu cho thu hoạch từ cuối tháng 9, mùa cam thường kéo dài đến cuối năm âm lịch. Ngày tết, cam không chỉ góp hương vị cho mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên, mà loại quả ngọt lành này còn giúp mọi người “giải nhiệt” trong khoảng thời gian bộn bề lo tết. Từ thị thành đến các vùng thôn quê, cam tô điểm thêm sắc màu cho các phiên chợ tết.

 

Ngọt lành cam tết

Cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê) là sản vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của nhiều gia đình trong những ngày tết

Ở Hà Tĩnh, hầu như địa phương nào cũng trồng cam, nhưng diện tích lớn tập trung ở các huyện miền núi: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê. Ngoài 2 loại cam truyền thống là cam chanh và cam bù, những năm gần đây giống cam đường cũng đã bắt đầu được đưa về Hà Tĩnh.

Cam chanh vào mùa sớm hơn nên thường thu hoạch xong trước tết (khoảng tháng 12 âm lịch là hết mùa). Nhưng cũng không ít những chủ vườn có kỹ thuật điêu luyện và giàu kinh nghiệm biết cách hãm cam để chờ thị trường tết. Cam bù lại đon đúng dịp áp tết mới chín vì vậy tiêu thụ rất thuận lợi và giá bán rất cao. Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên người trồng cam ở nhiều địa phương đã thu hái mùa vàng.

Năm 2012, diện tích trồng cam huyện Hương Khê đã tăng lên 1.000 ha. Hương Đô, Lộc Yên, Hương Trà, Phúc Trạch, Hà Linh, Phúc Đồng là những địa phương có lợi thế và phát triển mạnh loại cây ăn quả này.

Đến thời điểm này, các vườn cam chanh (chiếm 70% tổng diện tích trồng cam) đã cơ bản cho thu hoạch. Khoảng 300 ha cam bù còn lại đang được chăm chút cẩn thận để tung ra thị trường những ngày áp tết.

Ngọt lành cam tết

Tết này, vườn cam trên 1 ha của gia đình chị Nguyễn Thị Cảnh ở xóm 8, xã Sơn Trường (Hương Sơn) dự kiến cho thu nhập 200 triệu đồng

Chủ tịch UBND xã Hương Đô - địa phương có diện tích lớn với thương hiệu nổi tiếng Khe Mây cho biết: Dù điều kiện giao thông vào các vùng trồng cam còn khó khăn nhưng đến mùa thu hoạch thương hiệu Khe Mây đã kéo thương lái khắp nơi vào mua tận vườn. Phát huy thế mạnh đó, năm 2012, xã đã trồng mới thêm 100 ha.

Cam cũng chính là nguồn thu nhập lớn của không ít người dân các xã Đức Bồng, Đức Lĩnh và Sơn Thọ (Vũ Quang). Anh Lê Khánh Toàn xóm 6 xã Đức Bồng có 7 ha cam, vụ này đã có 4 ha cho thu hoạch; dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục tấn cam.

Những năm gần đây, anh Toàn đầu tư hàng chục triệu đồng trang bị lưới bao để bảo vệ cam đến độ thu hoạch tránh sự gây hại của các loại côn trùng, chuột bọ. Cùng với kinh nghiệm tích lũy qua 6 năm trồng cam, anh Toàn luôn có sản phẩm bán rải suốt mùa, đặc biệt mỗi năm cũng còn hàng tấn để bán tết.

Năm nay, dù tết Nguyên đán đến chậm hơn nhưng gia đình anh vẫn còn 1 ha cung cấp cho thị trường và khách hàng trong và ngoài tỉnh đã đến đặt hàng. Hiện nay cam đang giữ giá 60 ngàn đồng/kg, dự kiến đến áp tết sẽ đạt mức 80-100 ngàn/kg.

Xứ sở của cam bù phục vụ tết phải nói đến huyện Hương Sơn với 13 xã được các nhà khoa học đánh giá là vùng có khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp với loại “cam tiến vua” này.

Một ngày đầu tháng 12 âm lịch, chúng tôi về thăm những vườn cam đang chờ tết ở Sơn Trường - một trong những địa phương có diện tích trồng cam lớn. Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tân cho biết: Ngoài những vườn cam ở vườn nhà, những năm gần đây nhiều hộ dân mở đường vào lập trại ở vùng sâu vùng xa. Diện tích trồng cam toàn xã đến nay đã hơn 100 ha, trong đó 85 ha là cam bù; sản lượng cam mỗi năm 286 tấn.

Gia đình chị Nguyễn Thị Cảnh xóm 8 có 2 ha cam bù, trong đó 1 ha đã thu hoạch được 2 năm. “Năm nay, cam được mùa, cả vườn dự kiến thu hơn 5 tấn, chỉ cần giá ở mức 30-35.000 đồng như năm ngoái, gia đình tôi cũng đã có trên 150 triệu tiền cam tết”.

Xã Sơn Mai nổi tiếng với nhiều mô hình trồng cam quy mô lớn, trong đó nổi bật là trang trại rộng 20ha của ông Ngô Xuân Linh. Trên diện tích 12 ha cây ăn qủa, ông Linh trồng 8.000 nghìn gốc cây cam bù và cam chanh.

Ngọt lành cam tết

Cam Thượng Lộc đang là một trong những thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh

Mỗi năm vườn cam của ông thu hoạch trên 150 tấn đem lại doanh thu cho gia đình ông trên 4 tỷ đồng. Từ thành quả của mình, ông Linh đã chia sẻ và hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng phát triển diện tích cam bù - thứ quả đặc sản cho thu hoạch vào thời điểm thị trường tết sôi động, giúp họ vươn lên làm giàu từ hướng đi phù hợp này.

Đi giữa những khu vườn cam trĩu cành, rực màu vàng cam chanh, thắm sắc đỏ cam bù, chúng tôi vui lây niềm hạnh phúc của những nông dân đã bền bỉ 4-5 năm trời trồng cây chờ ngày hái quả. Cam tết hàm chứa bao mồ hôi, công sức và những hi vọng, mong chờ của người vun xới, đang hối hả trên các nẻo đường, chia ngọt lành đến với muôn nơi.

Mai Thủy
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 715

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 714


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525043

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74572014