06:17 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngư dân tự góp tiền xây chợ cá

Thứ sáu - 26/10/2012 22:28
Không chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, ngư dân Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa, Phú Yên) đã tự đóng góp tiền xây dựng một chợ cá tại chỗ và phát triển thành một chợ đầu mối thủy sản.

Những ngày tháng 10 này, đến chợ đầu mối thủy sản thôn Phú Thọ 3 của xã Hòa Hiệp Trung, các thuyền dịch vụ cập bến tấp nập. Hàng chục xe đông lạnh nối đuôi nhau xếp những khay cá còn tươi rói lên xe. Nhìn cảnh làm ăn khấm khá, ai cũng hớn hở.

Ông Phạm Kỳ - chủ cơ sở 19 Kỳ - một trong những cơ sở làm dịch vụ sớm nhất của Hòa Hiệp Trung, cho biết: "Chợ này là dân tự làm chứ nếu có vốn đầu tư bài bản, có cầu cảng cập thì còn phát triển mạnh hơn nữa. Dù vậy, có ngày ở đây mua cũng được 500-600 tấn cá. Dù rằng biển bãi ngang nhưng vẫn tiêu thụ hải sản rất mạnh".

Nhộn nhịp chợ cá Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa.

Hòa Hiệp Trung là vùng bãi ngang, những ngày lặng sóng, tàu cá có thể cập được sát bãi. Trung bình mỗi ngày có từ vài chục đến gần 100 xe tải về đây mua bán cá tươi. Từ đây, cá của vùng biển Phú Yên được các thương lái là những ngư dân của làng biển Hòa Hiệp đưa đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ.

Ông Nguyễn Sang - Phó thôn Phú Thọ 3, thành viên trong Ban quản lý chợ cá Phú Thọ 3, cho hay: Chợ đầu mối thủy sản là chợ do thôn vận động nhân dân đóng góp xây dựng. Người khá giả thì góp nhiều, người khó khăn thì góp ít. Tổng giá trị xây dựng chợ vào thời điểm 2009 khoảng gần 100 triệu đồng và dần dần mở rộng quy mô sau đó.

Từ khi có chợ cá, nhiều ngư dân chuyển từ đánh bắt sang làm dịch vụ. Các đội tàu dịch vụ, từ vài chục chiếc ban đầu, đến nay tại xã Hòa Hiệp Trung đã hình thành đội tàu dịch vụ nghề cá trên 100 chiếc. Dịch vụ hậu cần nghề cá ở xã phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy việc đánh bắt và tiêu thụ thủy sản cho ngư dân, giúp họ giảm chi phí, tăng thời gian hoạt động trên biển, tăng sản lượng đánh bắt và nâng cao thu nhập. Đối với những hộ dân nghèo không có phương tiện đánh bắt, sự phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại chỗ giúp họ giải quyết công ăn việc làm với thu nhập bình quân từ 120.000 -200.000 đồng/người/ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 383

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 382


Hôm nayHôm nay : 36536

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650487

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877802