21:44 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguyên Phó Thủ Tướng “về quê” chăn… ngỗng trời

Thứ hai - 14/04/2014 03:49
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một mô hình chăn nuôi, thuần hóa loài ngỗng trời được xây dựng thành công. Điều đặc biệt, ý tưởng này lại xuất phát từ một nguyên Phó Thủ Tướng năm nay đã ngoài 80 tuổi…
Nguyên Phó Thủ Tướng “về quê” chăn… ngỗng trời

Nguyên Phó Thủ Tướng “về quê” chăn… ngỗng trời

“Đặc sản của trời”

Cách đây một năm, trong một lần tình cờ về quê chơi, nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn được một người bạn nằng nặc mời đi ăn món “đặc sản của trời” có một không hai. Tò mò bởi lời mời hấp dẫn, ông Tạn đồng ý. Đến nơi, khi nhân viên phục vụ bê ra một đĩa thịt vàng ươm, nghi ngút khói với lời quảng cáo chắc nịch: “Cả vùng này, chỉ duy nhất nhà hàng cháu có món ngỗng trời này, mà một tháng cũng chỉ vài ngày là đặt thợ bẫy được. Giờ săn ngỗng trời, còn khó hơn tìm gà chín cựa trên rừng đấy bác ạ!”. Ông Tạn sững người: “Thú thật hồi bé, ở quê tớ, vào mùa xuân, ngỗng trời bay đen kịt cả vùng, chúng di cư về phương nam để tránh rét, có lúc lại đáp xuống bãi sông ở làng để rỉa cánh. Đám trẻ con tụi tớ, thỉnh thoảng cũng vác súng cao su đi “săn” vài con. Thế mà giờ lại trở thành “đặc sản hiếm có, khó tìm” thì kể cũng lạ!

Cựu Phó Thủ Tướng kể hóm hỉnh: “Nhưng phải công nhận, thịt ngỗng trời thơm đáo để, ăn một miếng thịt mà ngọt tê đầu lưỡi, vị thì đặm mà chắc thịt hơn nhiều so với ngỗng nhà. Lúc đấy tớ nghĩ, tại sao mình không thử liều một phen, nếu nuôi thành công thì góp phần bảo tồn được giống ngỗng trời này…”.

Thế là ngay hôm sau, ông Tạn bắt tay vào thực hiện “chiến dịch có một không hai" của mình. Một mặt ông lên mạng tìm tài liệu, mặt khác ông tìm gặp các nhà khoa học xin kinh nghiệm. Nhưng khó nỗi, kỹ thuật nuôi ngỗng nhà thì không thiếu nhưng giống ngỗng trời thì tìm “mỏi mắt” cũng không có một thông tin nào. Biết ý định của ông Tạn, một số nhà khoa học cũng khuyên chân thành nên từ bỏ bởi nếu nuôi chơi thì được còn định phát triển thành một trang trại với quy mô lớn thì quá rủi ro!

Không bỏ cuộc, cựu Phó Thủ Tướng lặn lội về Thái Bình, Giao Thủy có lúc đánh xe một mạch vào tận Thừa Thiên Huế chỉ để tìm hiểu đặc tính của loài ngỗng trời: “Phải nhặt nhạnh, hỏi han từng chút một, không nhanh là chúng tuyệt chủng thành đặc sản trên bàn nhậu thì uổng công lắm…”. Bắt đầu chỉ bằng vài đôi ngỗng, nhưng sau chúng cứ dắt díu nhau về, giờ đếm tay nhẩm tính, ông Tạn kể chỉ riêng trang trại ở Hoài Đức (Hà Nội) cũng phải lên đến hàng trăm con.

Dẫn chúng tôi vào thăm mô hình chăn nuôi độc đáo của mình, cựu Phó Thủ Tướng giới thiệu: “Trông thì đơn giản thế này thôi, chứ tớ cũng mất ăn, mất ngủ với chúng cả tháng trời đấy. Thời gian đầu, cứ ba bữa đều đặn, mình tự tay xúc cám, trộn rau cho chúng ăn. Giờ quen bữa, mình giao cho mấy anh bạn trẻ kỹ sư chăm sóc…”.

Thấy tiếng động, hàng trăm con ngỗng trời “khổng lồ” béo núc, ì ạch chạy tán loạn. Vừa nhanh nhẹn súc cám cho vào máng thức ăn, ông Tạn kể: “Giống ngỗng trời không khác ngỗng nhà là mấy, chúng ăn tạp mà thức ăn thì đơn giản. Mình chủ yếu cho ăn thóc, cám thỉnh thoảng trộn với cây chuối băm nhỏ hoặc rau muống. Chưa quen thì chúng sợ người, chứ được vài tuần thì “dạn” người ngay. Giờ chỉ cần nghe tiếng muôi trộn cám là chúng lao đến như phản xạ.

Ngay cạnh đó, hàng trăm con vịt trời lông bóng bẩy, xanh mướt cũng đang tung tăng bơi lội, mải mê rỉa cánh.Tất cả đều là giống vịt, ngỗng trời “hoang dã” 100%, được cựu Phó Thủ Tướng nhờ người đặt bẫy ở khắp các vùng miền của đất nước: Vịt trời dù là dòng nào cũng có chung đặc điểm ngoại hình là có đốm lông xanh ở cổ, nhưng mỗi dòng ở các vùng khác nhau thì lại có đặc điểm nhận dạng khác nhau. Dòng vịt trời đang nuôi ở hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) rất giống dòng vịt trời bắt được ở Thái Bình; còn dòng Nam Định, dòng Huế, dòng Đắk Lắk lại khác biệt thấy rõ ở màu mỏ và màu chân”.

“Lão nông” mê… trồng cây và chăn nuôi gia cầm

Vịt trời sinh trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, chất lượng lại hơn hẳn so với giống vịt cỏ nuôi nên thường được các nhà hàng ưa chuộng. Ở Việt Nam, một số hộ nông dân cũng đã thuần hóa, nhân giống loại vịt trời này, tuy nhiên về giống ngỗng trời thì gần như chỉ duy nhất có trang trại của nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn là thành công.

Đến tháng 8 năm nay, dự tính lứa ngỗng trời đầu tiên ở trang trại mới xuất chuồng nhưng hiện tại, ông Tạn cho biết đã có rất nhiều đơn đặt hàng của các nhà hàng, quán ăn. Với 500 nghìn/ 1 kg ngỗng trời và 300 nghìn/ kg vịt trời, Cựu Phó Thủ tướng nhẩm tính nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì lợi nhuận thu về từ mô hình chăn nuôi này không hề nhỏ.

Vừa tiếp chuyện phóng viên, ông Tạn vừa bận rộn trả lời điện thoại, có người gọi đến hỏi kỹ thuật chăn nuôi, người xin ông kinh nghiệp tìm đầu ra của sản phẩm. Với ai, dù là người không quen biết ông cũng nhiệt tình tư vấn, dặn dò từng chút một. Tôi hỏi: “Ai ông cũng chia sẻ như thế, không sợ mất nghề sao”? Nguyên Phó Thủ Tướng cười hiền hậu: “Thú thực với cậu, tớ nuôi vì đam mê, vì xót của. Cả một kho báu trời cho như thế mà cứ mất dần, tuyệt chủng dần thì đau lắm. May mắn thành công, chia sẻ cho bà con làm giàu thì cũng là cách hay đấy chứ…”.

Nói rồi, ông Tạn hào hứng dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây trái do ông và một vài người bạn lai ghép, nhân giống. Nào là khoai lang vàng, cây Thanh Hợp, dâu quả dài… Loại nào ông cũng thuộc nằm lòng cách chăm sóc, thời gian tăng trưởng, rồi năng suất. “Đây, loại dâu quả dài do bọn tớ nhập giống từ Đài Loan thử nghiệm trồng. Một quả dâu có thể đạt chiều dài trung bình khoảng 15 - 16 cm, quả dài có thể tới gần cả gang tay (18 - 20 cm)”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông Tạn kéo tay ngay vào phòng khách, bê một bình dâu đỏ au, ngâm đường rồi rót ra chén, nằng nặc mời chúng tôi uống thử. Quả thật, những quả dâu dài đến cả gang tay, vị ngọt đậm, mát lại thơm hơn hẳn so với giống dâu ta bán trên thị trường. Nguyên Phó Thủ Tướng cười gật gù: “Đấy cậu thấy lạ không? Nhìn ảnh chụp quả dâu dài cả gang tay nhiều người cứ tưởng bọn tớ dùng Photoshop nhưng phải chứng kiến thì mới tin.

Tháng 8 tới đây các bạn về chơi, tớ nhất định mời một đĩa thịt ngỗng trời, kèm theo tráng miệng là dâu đỏ này, đảm bảo là tuyệt cú mèo, mà chỉ có ở trang trại tớ mới có…”.

Biết tôi có ý định viết bài về mô hình chăn nuôi độc đáo của ông, nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn “nghiêm khắc” cười dặn dò: “Hãy viết tớ với “chức danh” là một lão nông bình thường ấy nhé! Một lão nông 100% mê trồng cây và chăn nuôi gia cầm”.

Theo dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 342

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 341


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231146