09:17 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những cánh đồng "một thửa" ở Sóc Sơn

Thứ bảy - 25/05/2013 02:49
Nhờ xác định dồn điền đổi thửa (DÐÐT) là bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, ở huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) ngày càng xuất hiện những cánh đồng với những thửa ruộng lớn, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nông thôn...

Ðồng thuận từ  nhân dân

Thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, tuy không phải là xã điểm, nhưng lại là địa phương đạt kết quả tốt trong DÐÐT thời gian vừa qua. Chỉ trong vòng 53 ngày, kể từ khi có chủ trương của huyện và xã, thôn Quảng Hội đã tổ chức chia ruộng cho 100% số hộ gia đình, bảo đảm kịp thời sản xuất vụ xuân. Bí thư Chi bộ thôn Nguyễn Xuân Sinh cho biết: Ngay sau khi có Nghị quyết của Ðảng ủy xã Quang Tiến về việc chọn thôn Quảng Hội là đơn vị làm điểm trong công tác DÐÐT của xã, cấp ủy xác định, vấn đề quan trọng nhất là phải có một Nghị quyết thật đúng và thật trúng. Nhưng trước hết, cần phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên có nhận thức sâu sắc: DÐÐT  là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, là một trong những nhân tố quyết định sự thành, bại của CNH-HÐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, công tác DÐÐT tại địa phương chủ yếu dựa vào phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính. Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện bài bản và đồng bộ. Và khi người dân đã hiểu đây là "làm cho chính mình" thì mọi việc trở nên thuận lợi. Vì vậy, thôn chỉ tổ chức họp dân hai buổi, thông qua chủ trương, đề án quy hoạch và bình hệ số, chia ruộng trên bản đồ quy hoạch. Nhờ đó, số hộ gia đình ở trong thôn đến nay có một ruộng đạt 90%.

Anh nông dân Lê Văn Binh ở thôn Ðông Lai phấn khởi nói, trước đây ruộng nhà tôi có tới sáu thửa, manh mún lắm, nằm rải rác khắp cánh đồng, nhưng giờ được dồn lại chỉ còn một thửa, mọi công việc đồng ruộng giờ nhàn hạ lắm vì toàn làm bằng máy. Từ gieo sạ, bón phân, phun thuốc, đưa nước vào ruộng đến gặt hái tất cả thời gian công sức giờ bỏ ra chỉ bằng một nửa so với trước mà sản lượng lúa lại cao hơn...

Sang cánh đồng xã Hiền Ninh, gặp chị Nguyễn Thị Loan, chị cho biết, trước khi DÐÐT, gia đình tôi có chín sào, nhưng do gia đình tôi tự nhận sang ruộng xấu hơn để được diện tích nhiều hơn nên giờ gia đình tôi có hơn một mẫu. Có diện tích rộng nên gia đình tôi đã kết hợp vừa làm ruộng vừa làm trang trại, nhờ đó kinh tế đang từng bước phát triển. Bí thư Ðảng ủy xã Hiền Ninh Nguyễn Công Khanh cho biết, lúc đầu đưa ra chủ trương thì một số

gia đình còn chưa đồng ý, nhưng chúng tôi quyết chọn một phần hai diện tích của thôn Chùa làm điểm 54 ha, sau đó tổ chức cho dân đi tham quan hai xã điểm là Tân Hưng và Minh Trí rồi chúng tôi tổ chức họp dân. Nhân dân rất phấn khởi vì họ đã nhìn thấy hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, đến tháng 1-2013, chúng tôi đã chia ruộng xong toàn bộ sáu thôn. Sau vụ Xuân vừa rồi, nhân dân rất phấn khởi. Công tác DÐÐT đã trở thành một phong trào sôi nổi rộng khắp trên địa bàn toàn xã, góp phần lập lại trật tự và quản lý đất đai, đồng thời tổ chức lại sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Lợi ích nhìn thấy từ việc DÐÐT ngay trong vụ xuân 2013 là rút ngắn còn 60% thời gian gieo trồng so với trước. Lúc trước, thời gian gieo trồng kéo dài từ 26 đến 28 ngày thì nay chỉ còn 15 đến 16 ngày...

Nhờ DÐÐT mà cánh đồng các thôn giờ đây như "một thửa" mênh mông rộng lớn, không còn thấy bờ ngang bờ dọc, đều chung một giống lúa, cùng gieo trồng một thời điểm, khi lúa chín, máy gặt đến tận bờ ruộng, bà con chỉ việc chở thóc về nhà. Không như trước kia, nhà cấy sớm, nhà cấy muộn, khi lúa chín gặt hái, gánh vác, chuyên chở rất vất vả. Công tác DÐÐT ở Sóc Sơn được triển khai nhanh và có hiệu quả, sẽ tạo đà cho việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, quy mô lớn, từ đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh bền vững, làm ra khối lượng sản phẩm đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tạo nền tảng xây dựng NTM

Nhờ có chủ trương đúng, vận dụng nhiều cách làm sáng tạo và nhất là được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân nên công tác DÐÐT của huyện đạt hiệu quả thiết thực. Chia sẻ ý kiến với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, công tác DÐÐT của huyện đang mang lại những kết quả bước đầu, thu nhập của nông dân tăng lên, tiết kiệm được thời gian, công sức, thuận lợi trong quản lý đất đai... Năm 2012, đã có 56 thôn thuộc 21 xã triển khai làm giao thông, thủy lợi nội đồng với diện tích  hơn 5.100 ha. Hiện toàn huyện đã có 14 xã cơ bản hoàn thành DÐÐT. Trên cơ sở này, huyện đã xây dựng được một số vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn: vùng trồng lúa giống, vùng trồng lúa chất lượng cao; vùng trồng rau an toàn, vùng phát triển cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích DÐÐT bằng hỗ trợ giống, hạ tầng cho vùng trồng rau..., đồng thời, hỗ trợ việc tiếp cận thị trường cho nông dân, tạo đầu ra cho sản phẩm. Sóc Sơn đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm rau hữu cơ, chè an toàn Bắc Sơn và bưởi Sóc Sơn gốc Diễn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, huyện đang phải đối mặt với một số khó khăn như tiến độ lập công tác quy hoạch một số xã còn chậm so với yêu cầu làm ảnh hưởng các nội dung khác trong xây dựng NTM.  Các dự án chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chưa phát huy hết hiệu quả... Ðặc biệt, nguồn lực thực hiện xây dựng NTM còn khó khăn... Bên cạnh đó, trình độ và năng lực tổ chức của một số cán bộ ở xã, thôn và công tác xây dựng NTM nói chung và việc phát triển sản xuất nói riêng còn yếu. Số lượng cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến xã đều kiêm nhiệm. Chính sách hỗ trợ phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ xã, thôn, cụm trong thời gian qua chưa được thực hiện kịp thời, phần nào ảnh hưởng tới tiến độ và kết quả...

Từ một huyện nghèo, đến nay, đồng ruộng ở Sóc Sơn đang "thay da đổi thịt", hình thành những cánh đồng sản xuất lớn, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng NTM trên vùng đất bán sơn địa này.



HẢO TRẦN

Theo nhandan.org.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 457

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 456


Hôm nayHôm nay : 74789

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71274272