12:16 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Sơn Vi làm giàu

Chủ nhật - 17/03/2013 10:16
Sơn Vi (Lâm Thao) là xã đất chật, người đông, có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Trong đó, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ủ ấm và nghề xây dựng Do Nghĩa đã từng được UBND tỉnh công nhận là hai làng nghề truyền thống của xã. Không dừng lại ở đó, dưới bàn tay và khối óc của người nông dân, nhiều mô hình kinh tế mới không ngừng được gây dựng và phát triển trên mảnh đất này, đưa bộ mặt nông thôn Sơn Vi ngày một thêm khởi sắc.

Nghề ủ ấm vừa tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong xã, vừa góp phần phát triển văn hóa làng nghề.
Nghề ủ ấm vừa tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong xã, vừa góp phần phát triển
văn hóa làng nghề.

Mở đầu câu chuyện làm kinh tế của các hộ nông dân ở địa phương, đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã Bùi Xuân Tĩnh hồ hởi: “Thu nhập của các hộ làm nghề chăn ga gối ở đây thu nhập khá lắm, mặc dù nó mới chỉ phát triển được vài ba năm trở lại đây. Bắt nguồn từ nghề bật bông thủ công truyền thống của thế hệ những người đi trước mà nay người nông dân trong xã đã sáng tạo và mạnh bạo hơn trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại để làm ra sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường lại đảm bảo cuộc sống ngày một đi lên”. Số hộ làm chăn ga gối trong xã đếm trên đầu ngón tay chỉ có 8 hộ làm quy mô lớn và trên dưới chục hộ nhận gia công lại một số công đoạn của sản phẩm này cho hộ làm nhiều. Nhận thấy nghề bật bông xưa kia một mặt đã trở nên lỗi thời với nhu cầu sử dụng của con người ngày nay nữa, mặt khác khó có thể sống bằng nghề nếu không áp dụng phương thức cải tiến. Không qua trường lớp, không sách vở, nhiều hộ như gia đình anh Thủy chị Đăng (khu 7) đều tự tìm tòi, mày mò học lấy. “Chăm hay không bằng tay quen”, không lâu sau sản phẩm của những người nông dân đã được thị trường chấp thuận. Lúc đầu gia đình tự làm lấy, dần già số đơn đặt hàng một nhiều lên, đòi hỏi phải huy động thêm nguồn nhân lực. Đến nay, trong xưởng của mỗi nhà lúc nào cũng có khoảng chục công nhân với mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí, hộ làm nghề chăn ga đệm mỗi năm lãi trên dưới 400 triệu đồng. Kinh tế khá giả, họ càng có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học.

Hội Nông dân xã xác đinh, sản xuất nông nghiệp gắn liền với người nông dân, do vậy quan tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống. Năm 2012, gần 600 hội viên có cơ hội tham gia lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, phổ biến giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tiếp tục được duy trì ổn định, xu hướng phát triển mở rộng, thu hút gần 2.000 lao động trong xã tham gia sản xuất lúc nông nhàn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình hội viên đã vận động, khuyến khích con em mình đi lao động ở nước ngoài . Năm qua, có trên 70 người đi xuất khẩu lao động sang thị trường các nước: Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc…, góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương.

Với mục đích chính đáng, thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong phát triển kinh tế hội viên, phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thời gian qua trên địa bàn xã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngay từ công tác phổ biến tuyên truyền, vận động, khích lệ hội viên đăng ký và cam kết thực hiện được tất cả các hội viên nhiệt tình ủng hộ. Trong số gần 1.600 hộ đạt tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp cơ sở trở lên, thì có 27 hộ đạt cấp Trung ương, 71 hộ cấp tỉnh. Các hộ tiêu biểu như: Ông Bùi Đức Luận (khu 6), Nguyễn Thị Hương (khu 12), Nguyễn Văn Hảo (khu 8), Triệu Văn Hồng (khu 1)… Các hộ nông dân này vừa mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh dịch vụ những ngành nghề mới, vừa góp phần duy trì phát triển thương hiệu nghề thủ công truyền thống là ủ ấm. Ông Nguyễn Văn Hảo (khu 8) cho biết: “Gia đình tôi nối nghiệp nghề làm ủ ấm từ đời cha ông để lại trước tiên là mong tăng nguồn thu, nâng cao đời sống cho cả nhà và cũng là mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển làng nghề, để bạn bè gần xa mỗi khi nhìn thấy chiếc ủ ấm lại nhớ về mảnh đất Sơn Vi này”.

Thời gian tới, bên cạnh công tác tổ chức xây dựng Hội, Hội Nông dân xã tiếp tục khuyến khích hội viên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tích cực đưa cây, con giống cho năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Thực hiện tốt phong trào hội viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phấn đấu 93% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa trở lên.

Hồng Nhung (baophutho.vn)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1113686

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72796395