00:38 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi gà 9 cựa để thoát nghèo

Thứ ba - 15/01/2013 22:04
Bấy lâu nay, người ta đều nghĩ gà chín cựa chỉ có trong truyền thuyết. Ấy vậy mà, những năm gần đây, người dân huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã nuôi được giống gà 9 cựa thứ thiệt, để rồi ngày càng có nhiều người lên đây mua gà về làm vật cúng vào mỗi dịp lễ, Tết.

Ông Trang với con gà 9 cựa.

Độc đáo gà nhiều cựa

Trang trại của ông Hà Công Trang ở xóm 1, xã Xuân Đài tọa lạc ven sườn đồi, dưới tán rừng. Đàn gà đang nhởn nhơ kiếm ăn trên đồi cao, ông Trang phải lấy gạo vãi ra nền đất, nhử gọi thì chúng mới ùa xuống. Trước mắt chúng tôi là đàn gà với nhiều màu sắc: hoa mơ, trắng, xám, vàng, nâu…, lại có cả những con gà màu lông sặc sỡ. Chúng đều có đặc điểm chung là có nhiều cựa đâm ra tua tủa ở chân.

Ông Trang hiện có 135 con gà nhiều cựa, trong đó có 20 con mái sinh sản, mỗi năm cho ra đời gần 600 gà con. Mỗi con gà mới nở bán với giá 20.000 đồng. Nuôi 10 tháng tuổi thì đạt trọng lượng 1,7-1,8kg, lúc đó có thể bán thương phẩm với giá 250.000 đồng/kg.

Chỉ vào những con gà có nhiều màu sắc sặc sỡ, ông Trang tiết lộ: “Cứ vào độ tháng 2-3 là gà rừng bay về đây, phủ giống lên đàn gà nhà. Gà rừng chỉ có 4 móng, không có cựa, nhưng khi gà mái nhà được phủ giống đẻ trứng thì gà con nở ra vẫn có nhiều cựa. Nuôi gà nhiều cựa rất nhàn, vì chúng có tập quán sống hoang dã, tự đi bới thức ăn”.

Ông Trang cho biết, thương lái đến đặt mua gà giống và gà thịt với số lượng khá lớn. Bình quân mỗi tháng gia đình ông xuất bán 20 con gà thịt nhiều cựa, thu nhập 4-5 triệu đồng.

Chúng tôi đến bản Cỏi, xã Xuân Sơn – nơi đồng bào Dao còn lưu giữ được giống gà 9 cựa. Ông Đặng Văn Phúc, Trưởng bản Cỏi cho biết, trước đây, loại gà này được người Dao nuôi chỉ để cải thiện bữa ăn gia đình. Cách đây 5 năm, nhiều người dưới xuôi lên săn lùng mua gà nhiều cựa với giá cao, họ bảo giống gà này là một vị thuốc quý. Những con gà có 9 cựa trở lên được trả giá tới 3-5 triệu đồng. Chính vì vậy, gà 9 cựa cứ biến mất dần, giờ chỉ còn gà 7-8 cựa thôi. “Gà 9 cựa bây giờ hiếm lắm, họa hoằn mới có một con. Tôi cũng có một con nhưng đang nhốt trong rừng, có người lên đây trả giá 3 triệu đồng nhưng tôi chưa bán”, ông Phúc nói.

Nuôi gà quý để thoát nghèo

Bà Hồ Thị Phương Thúy, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết, Tân Sơn là một trong những huyện nghèo của cả nước. Qua điều tra thấy, giống gà nhiều cựa được các hộ dân người Dao thuộc các xã Xuân Sơn, Thạch Kiệt, Xuân Đài, Kim Thượng nuôi khá nhiều. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nên số lượng đàn gà liên tục giảm, năm 2007 có 1.670 con; năm 2008 giảm xuống còn 1.190 con; năm 2009 chỉ còn 944 con.

Nuôi gà nhiều cựa tuy năng suất không cao nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 lần so với các giống gà ta hiện nay. Kỹ thuật nuôi đơn giản, gà tự kiếm mồi lại ít mắc dịch bệnh nên giá thành chăn nuôi thấp. Từ cuối năm 2010, địa phương đã triển khai dự án “Phát triển nuôi gà nhiều cựa quy mô hộ gia đình để xóa đói giảm nghèo”, với tổng vốn đầu tư 827 triệu đồng. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Tân Sơn, đơn vị thực hiện là Ban quản lý Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện Nghị quyết 30a của huyện, Trạm Khuyến nông Tân Sơn chịu trách nhiệm tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Đến nay, 50 hộ đã được tham gia xây dựng mô hình nuôi gà nhiều cựa (Xuân Sơn 30 hộ, Kim Thượng 10 hộ, Xuân Đài 10 hộ). Mỗi hộ được hỗ trợ 100% tiền gà giống với số lượng 5 con mái và 1 con trống; hỗ trợ làm mới, tu sửa chuồng trại ban đầu 1 triệu đồng/chuồng; ngoài ra còn được hỗ trợ tiền mua thức ăn chăn nuôi, khuyến nông và điều trị bệnh cho gà. Mỗi hộ phải cam kết tuyển chọn, nuôi giữ giống gà để nhân nuôi, tuyển chọn thế hệ thứ hai. Ban quản lý dự án nghiệm thu gà giống, phải đảm bảo chất lượng và an toàn đối với dịch bệnh trước khi xuất bán cho các hộ khác. Giá bán theo giá thị trường và chủ hộ được hưởng 100% giá trị xuất bán.

Kết quả, đến cuối năm 2012, tổng đàn gà nhiều cựa của huyện Tân Sơn đã đạt 6.000 con, trong đó có 350 gà mái sinh sản, 50 gà trống, 750 con gà giống hậu bị và 4.800 gà thương phẩm. Hạch toán sơ bộ, đầu tư mô hình nuôi với 1 gà trống và 5 gà mái chi phí trong 2 năm là gần 14 triệu đồng, doanh thu trên 24 triệu đồng, lợi nhuận đạt hơn 10 triệu đồng. Như vậy mỗi hộ nuôi với quy mô như trên đạt thu nhập bình quân 650.000-750.000 đồng/tháng.

Những năm tới, nếu mô hình nuôi gà nhiều cựa phát triển, sẽ là hướng đi giúp nhiều hộ dân ở Tân Sơn vươn lên làm giàu.

Chu Khôi

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 399

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 398


Hôm nayHôm nay : 26569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 780110

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64766054