19:03 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi thỏ đổi đời

Thứ sáu - 20/03/2015 03:54
Lang thang mãi với nghề thợ xây, xa vợ xa con buồn lắm, thu nhập cũng chỉ đủ chi phí cho bản thân, chẳng giúp gì được cho gia đình. Cũng may nhờ có người vợ năng động, biết học hỏi nên ông Phúc nảy ra nghề nuôi thỏ.
Ông Phúc bên những chuồng thỏ tạo nên cơ nghiệp cho gia đình.

Ông Phúc bên những chuồng thỏ tạo nên cơ nghiệp cho gia đình.

Thấy vợ nuôi thỏ mang lại hiệu quả cao, ông từ giã nghề thợ xây về nhà làm cùng vợ và chẳng mấy chốc cuộc sống gia đình ông trở nên ổn định, thu nhập có của ăn của để.
Nhớ lại những ngày còn long đong, ông Nguyễn Hồng Phúc ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (TX An Nhơn, Bình Định), tâm sự: “Cách đây 7 năm, kế mưu sinh của tui là làm nghề thợ xây. Công trình ở quê ít quá, tui theo nhà thầu đi làm khắp nơi để có việc thường xuyên, chẳng mấy khi được gần vợ gần con. Thu nhập đã ít, lại sống xa nhà nên cứ xong ngày làm việc là chén tạc chén thù với bầu bạn nên đồng tiền dư không có.
Vợ tui ở nhà nhìn thấy người láng giềng nhờ nuôi thỏ mà gia đình khấm khá hẳn ra, liền bắt chước làm theo. Ban đầu, chưa thông thạo kỹ thuật, chỉ nuôi chơi chơi mà đã có đồng ra đồng vào. Nghĩ ngợi mãi, tui quyết định bỏ nghề thợ xây, về đầu tư nuôi thỏ với vợ, thế mà nên chuyện. Nhờ lũ thỏ mà gia đình tui có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay”.
Khởi nghiệp của ông Phúc là 2 chuồng nuôi 2 cặp thỏ giống. Trong quá trình nuôi, nhận thấy loại vật nuôi này ít bị dịch bệnh, ăn uống đơn giản nhưng phát triển khỏe, thị trường tiêu thụ lại rất mạnh nên ông quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại, khuếch trương quy mô. Hiện gia trại nuôi thỏ của vợ chồng ông Phúc có quy mô gần 200 m2, nuôi 80 thỏ cái sinh sản và 8 con thỏ đực phối giống.
Chia sẻ về những khó khăn ban đầu, ông Phúc cho biết: “Thuở mới vào nghề, do chưa nắm vững kỹ thuật nên những lứa đầu tiên thỏ hơi chậm lớn, sinh sản không đều và hay mắc bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nuôi, tui vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn, vừa học tập kỹ thuật qua báo chí.
Dần dà tui nhận ra điều quan trọng nhất trong nuôi thỏ là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, cho ăn đúng bữa, đủ chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp nước uống đầy đủ thì thỏ sẽ nhanh phát triển. Nếu đảm bảo được các khâu này, thỏ con sẽ lớn nhanh còn thỏ mẹ thì sinh sản đều đặn”.
“Gia trại nuôi thỏ của ông Phúc là một trong những mô hình làm kinh tế nông thôn đạt hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện của địa phương. Thời gian tới, Hội Nông dân xã  sẽ tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi mô hình này để nhân rộng, nhằm giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện đời sống”, ông Phạm Ngọc Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Tân nói.
Cũng theo ông Phúc, thiết kế chuồng nuôi thỏ cũng phải đúng quy cách. Nền chuồng phải được láng xi măng sách sẽ, cách mặt đất khoảng 50 cm. Các dãy chuồng phải được xây dựng cách nhau 1 m để thuận tiện trong việc chăm sóc và làm vệ sinh để đảm bảo cho sự sinh trưởng của thỏ.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thịt thỏ ngày càng rộng mở nên người tham gia nuôi thỏ ngày càng đông. Khi bán con giống cho những người bắt đầu vào nghề, ông Phúc tận tình truyền đạt kinh nghiệm nuôi thỏ cho bà con để ai cũng đạt được thành công.
Ông Phúc chia sẻ thêm: “Nuôi thỏ là một công việc không tốn nhiều sức lao động nhưng lại cho thu nhập cao, phù hợp với bà con nông dân. Thỏ là loài vật ưa sạch sẽ, nên muốn thỏ phát triển tốt, không bị dịch bệnh, hàng ngày phải thường xuyên dọn vệ sinh, phun thuốc khử độc sát trùng định kỳ 1 lần/tuần, thường xuyên tiêm phòng bệnh. Thỏ thì thường bị bệnh tiêu chảy, người nuôi phải thường xuyên theo dõi phân thỏ thải ra để phát hiện bệnh điều trị kịp thời”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết quy trình kỹ thuật chăn nuôi thỏ khá đơn giản, thức ăn chủ đạo là cỏ, rau lang và rau muống, thi thoảng cho thỏ ăn thêm gạo lứt trộn thêm ít cám. Mỗi cặp thỏ giống có thể đẻ từ 6 - 7 lứa/năm, mỗi lứa đẻ được 6 - 7 con, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
“Tui vừa xuất chuồng 100 con thỏ thương phẩm, bình quân 2 kg/con. Với giá 80.000 đ/kg, 2 tạ thịt thỏ tui thu được 16 triệu đồng. Trừ hết mọi chi phí tui còn lãi ròng 8 triệu đồng”, ông Phúc khoe.
Hiện ông Phúc đang nuôi giống thỏ New Zealand và giống thỏ California (Mỹ) do Trạm Thực nghiệm gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ thuộc Trung tâm Giống vật nuôi Bình Định chuyển giao. Đều đều, mỗi tháng ông Phúc xuất chuồng từ 80 - 100 con thỏ giống và khoảng 250 kg thỏ thương phẩm. Trừ tất tần tật mọi chi phí, mỗi tháng ông Phúc bỏ “hầu bao” khoảng 15 triệu đồng tiền lãi ròng.
Ngoài nuôi thỏ, ông Phúc còn tận dụng không gian trong vườn nhà đóng chuồng nuôi thêm bồ câu. Mỗi tháng, từ việc xuất bán bồ câu giống ông Phúc còn có thêm khoản thu nhập 2 triệu đồng nữa. “Tui đang liên hệ với chính quyền địa phương xin thêm đất để mở rộng thành trang trại nuôi thỏ”, ông Phúc cho biết thêm.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 130216

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60452173