20:50 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phụ nữ làng chài Mỹ Tân vượt lên số phận

Thứ hai - 22/10/2012 23:20
Một ngày giữa tháng 10, khi không khí đón chào Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) đang rộn ràng ở thành thị, chúng tôi về thăm xóm Cù Lao ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi), nơi cách đây 21 năm, 65 ngư dân của làng đi biển mãi mãi không về.

Chị Vân mưu sinh bằng nghề chở dầu, hàng hóa thuê.

Như bao làng chài khác dọc dải đất miền Trung nghèo khó, những người vợ, người mẹ ở làng chài Mỹ Tân thường ở nhà trông con, lo việc nhà, còn đàn ông nặng gánh mưu sinh với những chuyến biển dài ngày và nhiều bất trắc.

Rồi ngày định mệnh, 23/11 âm lịch năm 1991 ập đến. Khi gần 70 người đàn ông (là chồng, cha, con của các chị) đi đánh lưới ven biển chưa kịp vào bờ thì khoảng 8 giờ 30 phút, trời nổi cơn thịnh nộ, một trận gió lốc kinh hoàng xảy ra trên vùng biển nghèo này. Chị Vân, chị Cải, chị Hơn cùng những người đàn bà của làng chài tất tưởi chạy ra bờ biển. Trước mắt họ chỉ là mảnh vụn của những chiếc tàu quen thuộc trôi dạt vào bờ. Trong tiếng gió biển và sóng vỗ ầm ào là tiếng khóc, tiếng kêu gào của những người phụ nữ mất cha, mất chồng, mất con trong cơn lốc kinh hoàng. Từ đây, 65 người đàn ông của làng mãi mãi không trở về, để lại nỗi đau, sự hụt hẫng, chơi vơi cho những người phụ nữ và cả gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Chị Trần Thị Vân (45 tuổi) ứa nước mắt: "Mặc dù đã 21 năm trôi qua nhưng người làng tôi chưa khi nào quên trận gió lốc kinh hoàng năm ấy đã cướp đi 65 ngư dân của làng, trong đó có anh Nguyễn Lưu, chồng tôi. Khi nghe tin dữ tôi tưởng mình sẽ không sống nổi. Lúc đó đứa con đầu lòng mới hơn 2 tuổi, đứa thứ hai còn nằm trong bụng. Tôi bụng mang dạ chửa, tay dắt con thơ đi dọc bờ biển các xã Bình Thuận, Bình Đông, Bình Hải (huyện Bình Sơn) suốt cả tuần những mong tìm được thi thể anh ấy. Nhưng tất cả đều vô vọng".

Hơn 20 năm đã trôi qua, gần 70 phụ nữ của xóm chài phải gồng mình lên, bươn chải với cuộc sống để thay chồng nuôi con, nuôi cha mẹ già.

Chị Vân cho biết, sau những năm làm các công việc linh tinh, chị mạnh dạn vay tiền hùn vốn mua ghe chở hàng hoá trên sông, rồi làm nghề sơ chế mực cho các cơ sở thu mua. Việc gì chị cũng làm, không so đo tính toán, mong sao kiếm được ít tiền để trang trải cuộc sống của ba mẹ con. Vừa nuôi dạy chăm sóc 2 con, chị Vân còn phụng dưỡng mẹ ruột 70 tuổi đau ốm thườnguyên, hàng tháng phụ giúp khoản tiền nhỏ cho mẹ chồng.

Không chỉ là người phụ nữ đảm việc nhà, chị còn giỏi việc nước. Là ủy viên ban chấp hành Hội Phụ nữ xã, chị luôn tích cực tham gia các phong trào, thi đua học tập lao động sáng tạo. Là cộng tác viên dân số, trưởng khu dân cư, chị luôn nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Hai mươi năm trôi qua với chị là bao nỗi buồn niềm vui lẫn lộn. Buồn mỗi khi trời mưa bão, căn nhà dột không có bàn tay đàn ông phụ giúp; 4 người phụ nữ lại chạnh lòng chua xót. Còn vui là các con chị đều chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ mẹ những lúc rảnh rỗi. Hiện, con gái đầu của chị Vân, Nguyễn Thị Thu Lệ, đang học năm thứ tư, Trường Đại học Tài chính kế toán Quảng Ngãi; người con thứ hai Nguyễn Thị Mỹ Liêm đang học Trường Đại học Quy Nhơn.

Ở làng chài Mỹ Tân, những trường hợp tương tự như chị Vân còn khá nhiều. Chẳng hạn như chị Đặng Thị Lan, hơn 20 năm goá chồng, chị theo nghề mua bán đồng nát nhưng vẫn nuôi 2 người con học đại học. Hay chị Nguyễn Thị Diệu ở Bình Chánh hàng ngày đi làm thuê cho cơ sở chế biến mực khô nhưng vẫn tạo điều kiện cho 2 con đến trường.

Trao đổi với chúng tôi, chị Trương Thị Thuý, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Chánh cho biết: "Hội là chỗ dựa tinh thần cho các chị; tạo điều kiện tín chấp cho các chị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất kinh doanh, cho con em đi học. Ngoài ra, các chi Hội còn xây dựng Quỹ tương trợ cộng đồng nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn".

Chia tay những người phụ nữ làng chài, tôi thầm thán phục trước nghị lực vượt khó của các chị. Hy vọng hạnh phúc sẽ mỉm cười với họ, nỗi đau sẽ bay theo gió để sớm mai kia, nụ cười sẽ hé nở trên môi...

Hải Vân

Nguồn:kinhtenongthon.com

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 877638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72560347