10:59 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu tiền tỷ với nghề làm cây cảnh

Chủ nhật - 16/02/2014 20:32
Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.
Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Bửu làm ở HTX Nông nghiệp địa phương. Đời sống khó khăn, ông bàn với vợ đi học nghề làm cây cảnh. Năm 2000, ông rời HTX để vừa làm vừa học nghề cây cảnh. Thời điểm đó, người dân làng Hòa Khương chỉ quen với đất ruộng, canh tác lúa và hoa màu, thi thoảng trồng thêm ít hoa bán, chuyện cây cảnh còn xa lạ. Vậy mà ông đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng đầu tư khoảnh đất sau nhà thành nơi trồng hoa, cây cảnh.

Ông Bửu chia sẻ: “Phải có cái tâm với nghề, phải xem cây như những đứa con non nớt, cần được chăm bẵm, quan tâm săn sóc thì mới mong làm được nghề này”. Giờ đây, vườn nhà ông có đủ các loại cây, có cây vài trăm ngàn đồng, có cây tới 100 triệu đồng. Cả vườn cây cảnh nhà ông trị giá 3-4 tỷ đồng. Ông Bửu nhận thi công sân vườn, cây cảnh cho nhiều công trình lớn, có công trình trên cả tỷ đồng, từ các tỉnh thành Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Theo ông Bửu, kiên trì là đức tính đầu tiên của người làm cây cảnh, không thể ăn đong, nóng vội, sáng buôn chiều bán mà làm được nghề này. Từ lúc lặn lội đi tìm cây con ở các nơi, nhìn thân đoán rễ, lựa cây, đào cây hay mua cây, tới lúc bứng rễ, xóc phân, đảo chậu, uốn cành, tỉa ngọn, tạo dáng... mỗi công đoạn đều cần tỉ mỉ từng chút một. Nghề này không giống những nghề khác, nắng mưa vẫn phải lo, có lúc phải làm cả ngày đêm.

Để uốn một cái cây có khi phải tỉ mẩn nhiều ngày trời. “Nghề này thật lắm công phu. Từ khi cây còn bé, đến khi tạo hình, rồi hoàn thành tác phẩm thực sự ưng ý có khi mất đến cả chục năm” – ông Bửu cho biết. Ông Bửu vừa chỉ vào một cây lớn nhất trong vườn nói: “Đây là cây sanh, tôi chăm trên 10 năm rồi mà vẫn chưa ưng ý”. Ông Bửu nói, mỗi một nhát cắt tỉa, người làm nghề phải tính toán rất kỹ bởi nếu cắt sai một đường kéo, có khi phải nuôi lại cây đến 1-2 năm sau.

Nghề chăm cây cảnh của ông đã tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, thu nhập hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Không chỉ vậy, ông còn đào tạo nghề và hỗ trợ vốn giúp nhiều lao động học nghề cây cảnh và họ đều đã thoát nghèo.

Ngoài hơn 5.000m2 đất trồng đủ các loại cây, hoa tại nhà, năm vừa rồi ông Bửu thuê thêm 5.000m2 xóm bên để trồng cây.

Mỗi năm, với 4 vườn cây lớn, ông có doanh thu trên 1 tỷ đồng, lãi không dưới 300-400 triệu đồng.
                                                                                                                            Kim Oanh
                                                                                                                      Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 55159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969718

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71197033