06:13 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng lá mối lãi cao

Thứ năm - 23/05/2013 04:11
Những năm gần đây, lá mối được bạn hàng mua với giá 50.000 – 70.000 đồng/kg, có lúc hút hàng tăng đến 90.000 đồng/kg. Thấy trồng chơi mà ăn thiệt nên nhiều người dân ở khu vực dưới chân núi Dài (xã Lê Trì, Tri Tôn) tập trung trồng khá nhiều loại dây leo này.

Theo những người cao niên ở đây kể lại, ngày trước lá mối mọc đầy rừng thuộc các ngọn núi trong dãy Thất Sơn. Lá mối có tính hàn, giải nhiệt nên vào mùa mưa người dân rủ nhau đi hái đem về giã ra làm sâm để uống.

Dần dà, lá mối được mọi người ưa chuộng, nên nhiều người kéo lên núi hái bán. Tiếng lành đồn xa, các bạn hàng đến vùng núi thu mua lá mối càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân trong vùng mới đem hạt hoặc bứng gốc lá mối về trồng quanh nhà, góp phần tăng thêm thu nhập.

Ông Trần Văn Sơn (50 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì) cho biết: “Thường khi sa mưa xuống, người dân bắt đầu lấy hạt đem gieo. Khi lá mối lên cao khoảng 1 tấc, dùng bọc hoặc lá chuối bầu lại, sau đó đem trồng. Để lá mối phát triển tốt, chúng tôi bổ sung thêm phân chuồng, phân lân...”.

Hiện tại, nhà ông Sơn đang trồng khoảng 5.000 dây lá mối trên diện tích 2.000m2, bình quân mỗi đợt (mỗi tháng bẻ khoảng 4 đợt) ông hái khoảng 300-400kg, bán với giá 50.000 đồng/kg, kiếm cũng được từ 1,5- 1,7 triệu đồng.

Ông Sơn bày tỏ: “Trước đây, tôi trồng chỉ khoảng 1.000 dây, sau đó tôi mở rộng diện tích trồng 5.000 dây. Thời gian tới, tôi tiếp tục trồng thêm khoảng 3.000-4.000 dây lá mối để tăng thêm thu nhập…”.

Với 2 công lá mối đang trồng, ông Sơn nói chắc nịch: “Nếu đem so sánh với nhà nông khác thì vườn lá mối nhà tôi thu nhập cao hơn 20 công ruộng. Nhờ trồng lá mối, mà mỗi năm gia đình tôi có nguồn thu khoảng 60-70 triệu đồng”.

Là một trong những người đi đầu trồng lá mối, đến nay hộ ông Trần Văn Biển (60 tuổi) cũng phất lên nhờ loại dây leo này. Trồng 5.300 gốc lá mối, mỗi đợt ông Biển bẻ hơn 400kg lá, thu nhập gần 2 triệu đồng.

Ông Biển khoe: “Mình cũng không ngờ lá mối là loại dây leo trong rừng rậm nhưng lại là cây giảm nghèo đem lại thu nhập cao cho gia đình. Trước đây, cuộc sống gia đình khó khăn, sau khi mạnh dạn đưa giống lá mối về trồng, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Hổm rày, mối lái ngoài Châu Đốc vào đặt mua nườm nượp để bán cho khách du lịch nhân dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, gia đình tôi không đủ cung ứng”.

Thu hoạch lá mối.

Nhớ lại những ngày đầu đem giống lá mối về trồng, ông Biển nói: “Hồi trước, gia đình tôi chủ yếu trồng rẫy và nuôi bò, gà, nhưng sản xuất năm nào cũng lỗ. Sau đó, thấy lá mối có giá, nhiều hộ trồng trước mỗi lần hái bán là sắm vàng. Ham quá, tôi mới bàn với bà xã lên rừng tìm hạt giống lá mối về trồng. Ban đầu trồng xuống chưa biết kỹ thuật nên lá mối bị chết hoài. Rút kinh nghiệm nhiều lần, tôi mới trồng lá mối thành công. Để thuận tiện trong việc hái lá mối bán cho bạn hàng, tôi lên liếp và mua cây lồ ồ về cắm thành hàng một. Khi lá mối quấn vào thân cây lồ ồ, mỗi lần hái mình có thể rút dây, rồi tuốt lá rất dễ. Tuy nhiên, muốn dây lá mối phát triển và trổ lá tốt, điều quan trọng là phải tưới nước, bón phân thường xuyên”.

Hiện tại, ở vùng Bảy Núi thuộc khu vực hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có hàng trăm hộ trồng lá mối đem lại thu nhập khá. Trong đó, xã Lê Trì (Tri Tôn) và vùng Tà Lọt sau lưng núi Cấm (xã An Cư, Tịnh Biên) có rất nhiều hộ trồng xen canh lá mối dưới vườn tạp, tán rừng rất hiệu quả.

Dây lá mối (sương sâm) là loại thực vật có hoa (tên khoa học Tiliacora triandra), được dùng làm thạch và rau ăn. Chỉ cần xay, giã nát một lượng lá tươi sương sâm với một lượng nước lọc nguội nhất định, sau đó lọc lược sạch để một hai giờ thì chất nước này sẽ kết đông và có màu xanh lá cây đậm. Theo kinh nghiệm, sương sâm có hai loại là sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn) và sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông), trong đó sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm láng.

Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 33410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 550912

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778227