00:00 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú nhờ làm ruộng... một thửa

Thứ ba - 05/02/2013 19:48
Xưa nay, nói đến “vua lúa” mọi người thường nghĩ ngay đến những điền chủ ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng ít ai ngờ ở mảnh đất nhỏ hẹp Quảng Bình cũng có những nông dân xứng tầm “vua lúa”.

 

"Vua lúa" đất Quảng Bình

Những nông dân (ND) xứng tầm "vua lúa" với sản lượng thu hoạch đạt gần 30 tấn lúa/năm, đều là xã viên HTX Nông nghiệp Thống Nhất (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Cách làm của họ là dồn điền đổi thửa, tạo vùng lúa hàng hóa, giúp họ vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Ruộng một thửa đã giúp nông dân đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng thuận lợi.

“Vua lúa" nổi tiếng nhất HTX Thống Nhất là anh Nguyễn Đại Ơn. Mới ngoài 40 tuổi, anh Ơn được coi là một trong những tỷ phú hiếm hoi ở Quảng Bình làm giàu từ ruộng lúa.

Anh Ơn kể rằng, khi lập gia đình, cũng như bao người ND khác ở xã An Ninh, anh được chia 1 mẫu ruộng nhưng manh mún ở nhiều vùng. Làm lụng vất vả, mỗi năm cũng chỉ thu được vài ba tấn lúa, không đủ lo cho gia đình 5 miệng ăn.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, năm 2005, vợ chồng anh Ơn đấu thầu thêm một số diện tích đất 5% của xã để làm thêm. Sau khi nhận thầu 4 mẫu ruộng ở vùng bãi, anh đắp bờ đê và đào ao xung quanh ruộng để phát triển mô hình lúa, cá, vịt.

Cùng với diện tích ruộng được chia theo nhân khẩu, gia đình anh có tới 3ha ruộng. Anh Ơn dựng trại kiên cố và ở ngay trên bờ đê. Phần ruộng nhận thầu, anh làm một vụ lúa, rồi thả thêm các loại cá đồng như cá chép, mè, rô, lóc, thát lát và một phần đê được quây lại để nuôi vịt đẻ, vịt thịt. Mỗi năm anh Ơn không chỉ thu khoảng 30 tấn lúa mà còn thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán cá, vịt, trứng…

Ông Nguyễn Duy Viên - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thống Nhất cho biết, từ mô hình thành công của các hộ ND như anh Nguyễn Đại Ơn, HTX đã áp dụng trong toàn bộ xã viên. Ban chủ nhiệm HTX đã đề nghị Đảng bộ bộ phận thông qua việc cho phép HTX vận động xã viên đổi ruộng cho nhau tạo thành một ô, một thửa để sản xuất.

Đa dạng hoá loại hình dịch vụ

Thực tế đã chứng minh, chủ trương trên của HTX là đúng đắn. Khi ruộng đã được dồn lại thành một thửa, không chỉ thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất mà nhiều xã viên đã đầu tư phát triển mô hình trang trại sản xuất tổng hợp lúa - cá - vịt - lợn…

“HTX Thống Nhất đang tiến hành 2 hoạt động là xây dựng thương hiệu "Gạo Thống Nhất" và xây dựng Quỹ Bảo hiểm nông nghiệp. Theo đó, Thống Nhất ưu tiên sản xuất giống lúa có chất lượng gạo thơm ngon, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Còn Quỹ Bảo hiểm nông nghiệp sẽ bù lỗ cho xã viên trong những vụ lúa thất bát khi gặp thiên tai...”.

Ông Viên cho biết, hiện ở Thống Nhất có hàng trăm xã viên có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng từ mô hình sản xuất tổng hợp lúa - cá - vịt - lợn. Có nhiều xã viên trở thành tỷ phú trên cánh đồng lúa như ông Nguyễn Phong Hiển, ông Nguyễn Đại Thoả…

Ông Trần Văn Khởi - một xã viên ở HTX Thống Nhất nói: "Ruộng 1 thửa giúp chúng tôi có điều kiện để đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, thu nhập của nông dân nhờ vậy mà tăng lên…".

Để đứng vững trong thời buổi kinh tế hết sức khó khăn này, HTX Thống Nhất còn có những "chính sách" quan trọng khác như nâng cao năng suất cây lúa. Hiện cây lúa ở đây đã đạt trên 70 tạ/ha, thậm chí có năm năng suất đạt 80 tạ/ha. Sản lượng lương thực hàng năm ở Thống Nhất đạt từ 2.000 - 2.300 tấn.

Ngoài các hoạt động dịch vụ đơn thuần như làm đất, cung ứng vật tư, thủy lợi.., HTX Thống Nhất còn đứng ra sản xuất giống lúa cho Viện Khoa học NNVN; đầu tư dịch vụ xay xát, tìm đầu ra ổn định cho xã viên, tránh bị tư thương ép giá khi vào vụ lúa…

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 732

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 729


Hôm nayHôm nay : 31865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1484632

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74531603