00:40 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vân Sơn (Thanh Hóa): Hiệu quả từ cánh đồng mẫu lớn

Thứ tư - 13/03/2013 00:16
Mặc dù không được chọn làm xã điểm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh nhưng xã Vân Sơn, thuộc huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đang khiến nhiều địa phương khác phải "ngước nhìn”, bởi những gì mà chính quyền và người dân nơi đây làm được chỉ trong một thời gian ngắn. Căn nguyên cho sự thành công ấy chính là mô hình "Cánh đồng mẫu lớn”.
Công nghiệp trong nông nghiệp
 
Vốn là xã thuần nông thuộc vùng bán sơn địa của huyện Triệu Sơn. Toàn xã có gần 2.000 hộ/7.235 nhân khẩu nhưng chỉ có vỏn vẹn hơn 8.30ha đất nông nghiệp, trong đó đất 2 lúa là 419ha nằm rải rác, manh mún nhỏ lẻ, năng suất canh tác thấp. Toàn xã có hơn 4.000 dân đang trong độ tuổi lao động thì lao động thuần nông chiếm tới hơn 90%, nên trong một thời gian dài đời sống của người dân trong xã gặp muôn vàn khó khăn. Bình quân thu nhập trên đầu người chưa đến 10 triệu đồng/năm.
 
Làm sao để người dân thoát nghèo là câu hỏi lớn chưa có lời đáp đối với bao lớp lãnh đạo của địa phương. Yêu cầu cấp thiết đặt ra với Vân Sơn lúc này là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đổi mới cách tổ chức sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Lời giải cho bài toán này trước tiên phải làm sao khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ trên diện tích đất manh mún, phân tán để áp dụng cơ giới hóa, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn và thực hiện các mô hình quản lý tiên tiến nhưng giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả cho người nông dân trên chính đồng đất của mình.
 
Cũng để tìm lời giải cho bài toán kinh tế, năm 2007, cây mía bắt đầu được đưa vào trồng thử trên diện tích 25ha đất lúa năng suất thấp. Hợp khí hậu và thổ nhưỡng, những chồi mía mập mạp đã bắt đầu phủ xanh những khoảnh ruộng bạc màu, một vụ trước kia… Năm 2011, đúng lúc Nhà máy mía đường Lam Sơn có dự định đầu tư cho một số xã trên địa bàn của tỉnh trở thành vùng nguyên liệu chuyên canh, Vân Sơn là xã duy nhất của huyện được chọn. Vậy là một hướng đi mới đã được mở ra.
 
Để thuận lợi cho việc phát triển cây mía, chính quyền địa phương đã đề xuất xây dựng mô hình Doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn theo hướng: Nông dân hoặc cho doanh nghiệp thuê đất lâu dài từ 20 năm trở lên, hoặc góp đất hình thành C.ty cổ phần nông, công nghiệp dịch vụ thương mại. Phía công ty sẽ chịu trách nhiệm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và cùng tham gia quản lý, người nông dân được tham gia sản xuất, bảo vệ tài sản, hoa màu, góp phần tăng thu nhập trên diện tích đất đã góp hoặc cho công ty thuê. Đồng thời, phía công ty sẽ trả cho người dân 3 tạ thóc trên một sào ruộng. Thêm vào đó, để tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất và sinh sống, công ty còn cho mỗi sào ứng trước 500 nghìn đồng trong 10 năm đầu tiên.
 
Có hướng đi mới, chính quyền bắt tay ngay vào việc triển khai. Chỉ với thời gian 3 tháng, xã đã tổ chức trên 50 cuộc tiếp xúc trao đổi từ Thường vụ Đảng ủy đến các chi bộ của 11 thôn trong xã, các cấp chính quyền, các đoàn thể của địa phương và người dân, không khí dân chủ cởi mở thẳng thắn. Trên 1.500 hộ nông dân trong toàn xã đã đi đến nhất trí cao phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn. Những thửa ruộng manh mún đã được phá bờ, san thửa để trở thành "Cánh đồng mẫu lớn”, những người nông dân lâu nay làm ăn theo kiểu truyền thống đã được thay đổi cách tư duy, cách làm theo hướng công nghiệp trong nông nghiệp, được hướng dẫn khoa học kỹ thuật và đào tạo bài bản.
 
Cũng từ đây, toàn bộ số lao động dôi dư của địa phương được thu hút, tạo việc làm với mức lương bình quân từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng. Với những thành tích đạt được, vào trung tuần tháng 7-2012, Bí thư Đảng ủy xã Đặng Minh Ân đã vinh dự đại diện cho xứ Thanh tham dự Hội thảo "Cánh đồng mẫu lớn” được tổ chức tại Hà Nội.
 
Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả từ những "Cánh đồng mẫu lớn” của xã, ông Đặng Minh Ân không giấu được niềm vui trong ánh mắt, ông khẳng định "Với những hiệu quả ban đầu này, dự kiến từ nay đến năm 2015, xã sẽ nâng diện tích trồng mía từ 100ha hiện tại lên 250ha.”
 
Vẫn còn đó những khó khăn
 
Chúng tôi về Vân Sơn vào một ngày đầu xuân ấm áp, ngoại trừ con đường chính của xã dài hơn 5km còn mấp mô dang dở, tất cả đường giao thông nội thôn trong xã đều đã được bê tông hóa phẳng lỳ. Dọc hai bên đường là những đồng mía xanh ngút ngát đang vào kỳ thu hoạch... hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu lớn đang tạo ra hiệu ứng tích cực đối với người dân nơi đây.
 
Năm 2012, xã mới được phê duyệt đề án xây dựng NTM, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn Vân Sơn đã đạt được những thành tích gần như không tưởng đối với một địa phương có xuất phát điểm thấp, khiến nhiều xã được chọn làm điểm khác không khỏi thán phục khi nhắc đến. Tính đến cuối năm 2012, toàn xã đã đạt được 12/19 tiêu chí. Dự định trong năm 2013, xã sẽ hoàn thành thêm 4 tiêu chí khác và theo lộ trình, Vân Sơn sẽ xây dựng xong NTM chỉ trong thời gian từ nay đến hết năm 2014.
 
Tuy nhiên, ông Đặng Minh Ân vẫn không giấu những nỗi lo âu, trăn trở: Cái khó trước mắt có thể thấy rõ nhất chính là tiêu chí tỉ lệ lao động trong nông nghiệp. Mặc dù hiện nay, với tiêu chí này xã đã hoàn thành thế nhưng về lâu dài là không bền vững. Theo ông Ân, để giải quyết vấn đề này, chính quyền đang tích cực đấu mối và kêu gọi các doanh nghiệp, đặc biệt là C.ty May 10 về đóng trên địa bàn, thu hút lao động. Thêm vào đó là tiêu chí về môi trường. Nhưng cái khó lớn nhất là con đường trục chính, "xương sống” của xã dài hơn 5,6km được tỉnh phê duyệt thi công năm 2011 với tổng mức đầu tư lên đến 35 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành sau 1 năm. Thế nhưng đến nay, nhà thầu mới chỉ làm được một số hạng mục, phần còn lại đang trong tình trạng "đắp chiếu” khiến bộ mặt giao thông của xã rất khó coi. Con đường dang dở không chỉ gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong phát triển kinh tế.
 
"Khó khăn còn nhiều lắm nhưng tôi tin rằng, bằng sự đoàn kết, đồng thuận cao độ của cán bộ và người dân trong xã, đặc biệt là sự vững chắc từ những "Cánh đồng mẫu lớn”, chúng tôi sẽ hoàn thành chương trình xây dựng NTM đúng như dự định!” – ông Ân tự tin khẳng định với chúng tôi trước khi chia tay.
Nguyễn Chung
http://daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 24937

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1084197

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72766906