01:51 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Vàng" trên những bãi cát hoang

Thứ ba - 11/02/2014 22:27
Những bãi cát bạt ngàn ven biển Hà Tĩnh đang hóa "vàng" nhờ những trang trại rau, củ, quả xanh ngút mắt, mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo vùng biển ngang.

Ðưa rau về trồng trên cát

Tình cờ, một lần sang tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) khảo sát thiết bị chế biến khoáng sản, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại (KS&TM) Hà Tĩnh Dương Tất Thắng phát hiện ra rau, củ, quả ngút ngàn trên vùng cát từ khu vực khai thác mỏ ở Ðông San. Ðây là vùng có nhiều điểm tương đồng Hà Tĩnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Trong đầu Tổng Giám đốc trẻ quản lý doanh nghiệp đa ngành có trong tay hơn 2.500 cán bộ, công nhân viên bắt đầu lóe lên ý tưởng: có thể đưa những trang trại rau Ðông San về vùng cát hoang ven biển Hà Tĩnh, trong đó có vùng mỏ ti-tan đã khai thác ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên ?! Tuy nhiên, ý tưởng trên lúc đầu chưa nhận được sự đồng tình cao, vì cho rằng trồng rau trên đất màu mỡ đã khó, trên cát hoang, bạc màu "mần răng" được. Có ý kiến cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp không phải sở trường của doanh nghiệp... Nhưng khi đặt vấn đề này với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thì nhận ngay sự tán đồng. Chủ tịch Võ Kim Cự, khi đang còn là Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh đã triển khai thành công dự án nuôi lợn siêu nạc, công nghệ Thái-lan, nay nhân rộng hàng trăm trang trại trong toàn tỉnh. Chủ tịch Cự đã "mê tít" ngay sau khi thăm các trang trại trồng rau trên cát như ở Ðông San. Quý III- 2013, Tổng Công ty phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Hà Tĩnh cùng với đối tác là Công ty TNHH Finepon (Hồng Công, Trung Quốc) triển khai Dự án "Xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh" trên vùng cát 12 ha ở xã Thạch Văn (Thạch Hà) theo công nghệ cao Ðông San. Ông Thắng nhớ lại: Bắt đầu triển khai dự án, Ban Giám đốc không khỏi lo lắng, bởi vùng đất được chọn vốn là mỏ ti-tan mà trước đây Tổng Công ty đã cày xới, lọc cát đến ba lần để tận thu khoáng sản thì lấy đâu ra độ mùn để phát triển. Ngay tại kỳ họp HÐND tỉnh dịp cuối năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnhVõ Kim Cự đã phải mang cả củ cải mới trồng được hơn một tháng, to hơn ngón tay cái để chứng minh việc trồng rau, củ, quả trên cát hoang hứa hẹn thành công, sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế cho vùng biển Hà Tĩnh.

Niềm vui được mùa cải trồng trên cát bạc màu.

Ông Lâm Biên Minh, chuyên gia nông nghiệp tới từ Trung Quốc, người trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, cho biết: Từ thời tiết, khí hậu đến thổ nhưỡng của Hà Tĩnh gần giống với vùng Ðông San cho nên việc thành công của dự án là đương nhiên. Sau ba tháng, lứa củ cải và cải bẹ đầu tiên cho thu hoạch ngay sát Tết Giáp Ngọ đạt năng suất 50 tấn rau/ha. Ðây là giống cải củ ở Ðông San thu hoạch ba củ/kg, ở Thạch Văn nhiều củ nặng 0,5-0,8 kg. Ðầu xuân này, dự án lại thêm tin vui, khi lứa cải thảo thu hoạch cho năng suất 60 tấn/ha, nhiều bắp cải thảo nặng tới 2 kg... Chỉ tính với giá bán chào hàng bằng nửa giá thị trường, từ năm đến bảy nghìn đồng/kg, đã cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/ha. Ðiều phối viên dự án Nguyễn Hữu Ngọc cho biết: Vụ đông này, dự án trồng thử nghiệm 15 loại, như: cải củ, cải bẹ, cải thảo, bắp cải, cà rốt, đậu tứ quý, cà chua... theo công nghệ cao. Ðiều đáng lưu tâm, dự án sử dụng phân vi sinh được chế biến từ rác ở Nhà máy rác Cẩm Xuyên. Hiện nay, các loại rau, củ đều phát triển tốt, cây khỏe, thân mập, rau lá xanh và dày. Các loại rau vừa cho thu hoạch có năng suất tương đương hoặc cao hơn ở Ðông San. Theo chân những điều phối viên đến các luống rau đang xanh tươi trên nền cát bạc, chúng tôi thấy, những thân cây cà chua mập mạp, quả ra đều và khá dày; rồi những luống đậu tứ quý đang leo giàn trổ đầy hoa, cải bắp đang chuẩn bị cuốn bắp, độ tháng 3 cho thu hoạch, hứa hẹn một mùa bội thu. Anh Nguyễn Hữu Ngọc cho biết thêm: Từ kết quả thành công bước đầu, thời gian tới dự án sẽ tiếp tục thử nghiệm trên 50 loại giống...

Tại khu vực trồng đậu tứ quý, chị Nguyễn Hồng Nhung cùng nhiều chị em khác nguyên là công nhân Xí nghiệp khai thác ti-tan Thạch Hà đang làm giàn cho đậu, tâm sự: "Xí nghiệp đang gặp lúc khó khăn, ít việc, nay chuyển qua dự án trồng rau, củ, quả này vừa hợp sức, vừa cho thu nhập ổn định". Nhưng có lẽ vui nhất là các mẹ, các chị, những người nội trợ, bởi theo chị Nguyễn Thị Ánh Chi, ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh): "Mua được mấy bắp cải thảo, giá rẻ, lại dán tem Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh, rõ nguồn gốc rau sạch, không còn áy náy về an toàn thực phẩm, làm món Kim Chi (Hàn Quốc) thật tuyệt !".

Ðể đồng cát hóa "vàng"!

Mồng 4 Tết Giáp Ngọ, về Thạch Văn dự hội mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả trên cát bạc màu mà cảm động làm sao. Mới lần đầu đến đây chắc hẳn ai cũng ngỡ ngàng bởi năng lực cải hóa của công nghệ biến vùng cát hoang chỉ có gió bụi, cát bay trở thành vùng trồng rau, củ, quả trù phú. Việc trồng thành công mô hình rau, củ, quả trên cát bạc màu đã mang tới niềm tin lớn cho người dân về một tương lai tươi sáng. Cụ Phan Trọng Thiết, ở xóm Bắc Văn (Thạch Văn), phấn khởi cho biết: "Năm nay đã 85 tuổi, tôi nằm mơ cũng không dám nghĩ có một ngày vùng đất "chết" cát bụi quê tôi, đến cây cỏ cũng không sống nổi mà nay trồng thành công rau, củ, quả và cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/ha, đúng là một điều kỳ diệu! Dù tuổi cao, sức yếu, tôi vẫn động viên con cháu học hỏi, tham gia sản xuất để cải thiện kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất của mình".

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Phi Quang cho biết: "Không chỉ có rau, củ, quả, cả vùng cát trắng bạc màu rộng hàng nghìn ha ở các xã ven biển của huyện sẽ là một quần thể sản xuất khép kín, có nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâm nghiệp, tránh cát bay, cát nhảy". Ðược biết, không chỉ Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, từ vụ xuân 2014, sẽ có gần một trăm ha được xây dựng bởi các doanh nghiệp và chính người nông dân ven biển Thạch Hà. Ðó là chưa kể các huyện lân cận như: Lộc Hà, Cẩm Xuyên... cũng đang tích cực triển khai mở rộng dự án này.

Ông Trần Ðình Việt, Tổ trưởng tổ hợp tác gồm bảy gia đình ở xã Thạch Văn tiên phong trồng 3 ha rau theo công nghệ cao, cho biết: "Khi Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh đưa dự án này về thử nghiệm trên cát hoang, chúng tôi dõi sát ngay từ đầu, thấy đầu tư không khó, rau phát triển nhanh, rau sạch dễ bán, cho thu nhập gấp 7 đến 8 lần trồng lúa, ai cũng ham. Vậy nên, khi vừa đứng ra vận động đã có sáu gia đình trong xóm hưởng ứng". Qua trao đổi ý kiến, người dân ở đây có hai băn khoăn: Thứ nhất, đầu tư cải tạo đất và hệ thống tưới tự động cần vốn khá lớn; thứ hai là việc tiêu thụ rau hàng hóa như thế nào khi các xã ven biển đồng loạt trồng diện tích lớn? Lường trước những khó khăn trên, ngày 13-1-2014, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 135/QÐ-UBND về việc quyết định tạm thời một số chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiên phong đi đầu triển khai thực hiện mô hình cải tạo đất cát hoang hóa, bạc màu tại các xã ven biển để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả công nghệ cao. Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí giống, phân bón, đào tạo, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ từ 50 đến 80% kinh phí đầu tư san lấp mặt bằng lần đầu, đào hồ (giếng) chứa, kênh tưới, tiêu, bơm nước, hệ thống ống tưới... (tối đa không quá 220 triệu đồng/ha); hỗ trợ một phần kinh phí cho các đơn vị trực tiếp thu mua, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, thì việc triển khai diện rộng của dự án này gặp không ít khó khăn, nhất là ý thức của một bộ phận cán bộ và người dân ngại triển khai mô hình mới, ngại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; rồi giải pháp khắc phục thời gian mưa dai dẳng và lượng mưa lớn; và việc tiêu thụ sản phẩm...

Mầu xanh ngút ngàn của các loại rau củ quả trên vùng cát trắng giúp nhiều nông dân đổi đời.

Có thể nói, sau khi triển khai thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên cát ở các huyện dọc biển: Nghi Xuân, Thạch Hà... cho tổng doanh thu khoảng một tỷ đồng/ha/năm, lãi ròng 300-400 triệu đồng/ha đã khuyến khích người dân đổ xô đầu tư xin đất nuôi tôm. Nhưng giờ đây, cùng với việc thí điểm thành công và nhân rộng Dự án "Xây dựng mô hình trồng rau, củ quả trên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh" đã mở thêm hướng làm ăn mới cho người dân trên vùng đất khó này. Các mô hình phát triển kinh tế trên cát hoang sẽ góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, đây là một hướng đi hoàn toàn mới nhưng đầy triển vọng.

Ngày hội Tịch điền năm nay, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh không chỉ xuống đồng tham gia cày, cấy mà còn cùng nông dân tra từng hạt rau xuống những bãi cát bạc màu mới được lên luống như một "mệnh lệnh" được phát ra: Chinh phục những bãi cát hoang thành "vàng".

Thành Châu
Nguồn nhandan.org.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 377

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 375


Hôm nayHôm nay : 25267

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501200

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728515