23:04 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vĩnh Linh nhân rộng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm

Thứ hai - 18/03/2013 03:13
(QT) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) là huyện có tiềm năng lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện với trên 67% lao động là nông dân, gần 70% dân cư sống ở vùng nông thôn. Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, nhân lực, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của địa phương phục vụ cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng, năm 2007, huyện đã triển khai thực hiện Đề án “Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo”. Qua hơn 5 năm thực hiện, đề án đã mang lại hiệu quả với những chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Những năm trước đây, việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh chưa cao, nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được khai thác, dẫn đến năng suất của các loại cây trồng, vật nuôi mới chỉ đạt từ 60-70% so với năng suất tiềm năng. Năm 2006, trên địa bàn huyện mới chỉ có khoảng 656 ha canh tác các loại cây trồng ngắn ngày cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. 

Mô hình cánh đồng xen canh, gối vụ các loại hoa màu cho thu nhập cao


Trước thực tế đó, Hội nghị BCH Đảng bộ huyện lần thứ 7 (khóa XVI) ban hành Nghị quyết số 06- NQ/ HU về việc triển khai thực hiện Đề án: “Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, giai đoạn 2007- 2010 và những năm tiếp theo”. Đây là chủ trương phản ảnh đúng tâm tư nguyện vọng cũng như thể hiện quyết tâm lớn của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh. 

Sau khi nghị quyết ra đời đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Để đề án thực hiện thành công, huyện tập trung nghiên cứu và xác định đúng tiềm năng lợi thế sẵn có của từng vùng để quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh, trọng điểm của huyện. Cùng với việc xác định phân vùng sản xuất chuyên canh là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, lựa chọn các công thức xen canh gối vụ, kết hợp giữa cây trồng vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cho thu nhập cao. 

Những vùng đất cát vàng với giá trị dinh dưỡng thấp ở các xã vùng Đông Vĩnh Linh, người dân tập trung chuyển đổi đất theo mô hình trồng môn xen khoai lang, gối vụ với sắn dây với diện tích khoảng 35 ha, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với việc chỉ trồng chuyên canh cây lạc. Ước tính mỗi héc ta trồng xen canh gối vụ cho giá trị thu nhập 80-90 triệu đồng/ha/năm. 

Ngoài ra, cũng tại các xã vùng Đông, người dân thực hiện mô hình lạc - môn gối sắn dây với diện tích trồng khoảng 30 ha, thu nhập mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng/ ha. Một số nơi bà con thực hiện mô hình trồng môn – vừng cho thu nhập trên 90 triệu đồng/ha. 

Anh Nguyễn Cường, ở thôn Tây 1, xã Vĩnh Tú cho biết: “ Gia đình tôi thực hiện mô hình trồng lạc, bắp, dưa xen canh, tổng cộng gần 2 ha, mỗi năm thu nhập từ các loại hoa màu cũng gần 70 triệu đồng. Quan trọng nhất đối với vùng đất cát vàng có giá trị dinh dưỡng thấp như ở đây là khâu cải tạo đất và đặc biệt là lựa chọn mô hình trồng loại cây gì cho phù hợp. Chúng tôi đã trồng thử nghiệm nhiều vụ và nhận thấy, loại đất này khá thích hợp với giống dưa tiểu yến nhập từ miền Nam, bà con đưa vào trồng và thấy hiệu quả kinh tế khá”. 

Toàn xã Vĩnh Tú hiện có khoảng 30 ha diện tích trồng dưa đỏ hai vụ, mỗi năm cho thu nhập 80 triệu đồng/ha. Tại vùng trọng điểm lúa gồm các xã Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, huyện tập trung đầu tư mô hình thâm canh lúa chất lượng cao với diện tích lúa 2 vụ trên 1.530 ha. Mặt khác còn chuyển đổi các vùng ruộng sâu sang mô hình lúa - cá - lúa với diện tích 57 ha. Mô hình này cho giá trị thu nhập 80 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2 đến 2,5 lần so với sản xuất lúa thuần. Ngoài ra, các mô hình khác như lúa - cá - lợn, lúa - cá - vịt với diện tích 19 ha tập trung ở các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ... cũng mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ nông dân. 

Mô hình phát triển cao su tiểu điền, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô, Vĩnh Long, thị trấn Bến Quan, cũng đã phát huy được thế mạnh. Với dự án phát triển cây cao su tiểu điền, đến nay, toàn huyện đã có 7.200 ha, trong đó diện tích khai thác 5.400 ha với năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha. 

Nhiều hộ gia đình khai thác được 3-4 ha, có thu nhập 2-2,5 triệu đồng mỗi ngày. Từ giá trị kinh tế mang lại cho người dân đã khẳng định chương trình phát triển cao su tiểu điền của huyện Vĩnh Linh đã thành công và có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 

Đồng chí Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: “Qua 5 năm thử nghiệm nhân rộng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha trong sản xuất nông nghiệp đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Có nhiều địa phương tuy điều kiện nguồn tài nguyên không được thuận lợi, nhưng bằng sự chỉ đạo sâu sát, tích cực, kiên quyết trong việc đổi thửa dồn điền, mạnh dạn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.” 

Các mô hình khác như phát triển cây hồ tiêu vườn nhà, đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng được bà con nông dân đặc biệt quan tâm. Với khoảng 270 ha chủ yếu được chuyển đổi từ đất trồng lúa một vụ nhiễm mặn và vùng cát bãi ngang ven biển, mỗi năm, người dân thu nhập trên 400 triệu đồng/ha, có những đợt cao điểm lên đến 600 triệu đồng/ ha. Năm nay riêng xã Vĩnh Sơn năng suất tôm sú cao kỷ lục, đạt trên 50 tạ/ha, doanh thu 110 tỷ đồng, góp phần đáng kể nâng mức thu nhập của người dân toàn xã lên 35 triệu đồng/người. 

Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Linh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, giá trị trên một đơn vị diện tích, tạo khối lượng hàng hoá nông nghiệp có giá trị kinh tế ngày càng cao. 

Đồng chí Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết thêm: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định các vùng chuyên canh, khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập cao, tiếp tục xây dựng phát triển các mô hình trang trại kinh tế tổng hợp. Mục tiêu cao nhất là phấn đấu đến 2015 có 100% diện tích canh tác nông nghiệp có thu nhập 50 triệu đồng, trong đó có 80% diện tích sản xuất nông nghiệp đạt giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm.” 
                                                       Bài, ảnh: THANH TRÚC
baoquangtri.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1131932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72814641