05:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Vua” ớt trên xe lăn

Chủ nhật - 05/05/2013 22:48
Mặc dù bị liệt nửa người nhưng anh vẫn dệt nên kỳ tích trên chính mảnh đất quê hương bằng sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vượt lên số phận. Anh là Đỗ Thành, “vua” trồng ớt ở thôn An Lộc, xã Bình Trị (Bình Sơn - Quảng Ngãi).

Số phận không may mắn

Ngồi bên ruộng ớt sắp cho thu hoạch, anh Thành không khỏi ngậm ngùi khi kể lại những ngày tháng tủi cực của một người tàn phế…

Vốn là thanh niên lành lặn, khỏe mạnh, nhưng vì gia cảnh khó nghèo nên anh Thành đành tạm dừng ước mơ cắp sách tới trường để tìm việc làm, phụ giúp gia đình. Anh không nhớ nổi mình đã qua bao nhiêu nghề, nhưng tai họa đổ ập xuống khi anh theo mấy người đi đào giếng thuê. Anh nhớ lại: Hôm ấy, khi đang ở dưới giếng hì hục đào thì bất ngờ một thùng đất bằng sắt ở phía trên miệng giếng bị tuột dây rơi xuống, trúng ngay vùng cổ khiến tôi ngã xuống bất tỉnh. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng do bị tổn thương đốt sống cổ nên tôi bị liệt nửa người.

“Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ở bệnh viện, miệng khát cháy, muốn ngồi dậy đi lấy nước uống nhưng toàn thân không thể nhúc nhích. Vợ tôi lúc ấy vừa khóc vừa nói tôi bị nạn, đau đớn hơn là từ đó tôi bị liệt nửa người, không thể chữa trị được”, anh Thành xúc động kể. 

Khi gặp nạn, Thành mới 27 tuổi, đứa con gái nhỏ chưa đầy 1 tháng tuổi nên vợ anh phải gửi con nhờ họ hàng trông nom rồi tất tả ngược xuôi đưa anh đi chữa trị khắp nơi. Suốt 5 năm vào Nam ra Bắc để trị bệnh, nhận thấy mình trở thành gánh nặng cho người vợ chân yếu tay mềm, nhiều lúc, anh Thành muốn buông xuôi. Nhưng chính nhờ sự tận tụy, chịu thương chịu khó không một lời oán trách của vợ, đã khiến anh có động lực quyết tâm vượt qua số phận. Sau nhiều lần phẫu thuật, anh trở về quê trên chiếc xe lăn với đôi chân tàn phế. Đến giờ anh vẫn nhớ như in cảm giác bước vào căn nhà chẳng còn gì đáng giá, trong khi món nợ vay mượn để chữa bệnh đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Anh và vợ cùng nhau bắt đầu một “trận chiến” mới, chiến đấu với đói nghèo và nợ nần...

“Bước đi” bằng đôi bàn tay

Ngày lại ngày, anh Thành “đi” bằng đôi tay của mình trên chiếc xe lăn để có thể làm bất cứ công việc gì. Từ mấy con gà thả nuôi ban đầu, trải qua không biết bao nhiêu công chăm sóc, nhân giống, giờ đây đàn gà nhà anh đã đạt hơn 1.500 con. Mỗi đợt xuất bán, trừ chi phí, anh thu về hàng chục triệu đồng. Có vốn tích lũy, anh mạnh dạn mua thêm máy ấp trứng và xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố để hướng đến chăn nuôi gà quy mô công nghiệp. Trong khuôn viên vườn rộng chừng 1.000m2, anh xây dựng 5 khu chuồng kiên cố, cách xa nhau để vừa tạo không gian đủ rộng cho gà sinh sống, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Không như người bình thường, anh Thành chỉ có thể di chuyển bằng xe lăn nên trại nuôi gà của anh cũng vì thế mà khác hẳn. Các khu chuồng được nối với nhau bằng những “con đường” nhỏ, vừa đủ để chiếc xe lăn đi qua. Trên lối đi, những thanh tre thẳng tắp được gắn sẵn vào các trụ bê-tông dùng làm thanh vịn để anh tiện di chuyển. Thi thoảng có vài gậy tre được xếp ngay ngắn, thứ mà anh vẫn tựa vào đó để đứng lên mỗi khi bị ngã ra khỏi xe. Đối với người khỏe mạnh, công việc ở trang trại đã lắm gian nan, còn với người bị liệt như anh, chặng đường vươn lên phát triển kinh tế còn khó khăn, chông gai hơn nhiều.

Sau 2 năm gắn bó với mô hình chăn nuôi gà thương phẩm, đến nay anh Thành đã trả hết số tiền nợ chữa bệnh ngày trước và mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài trang trại nuôi gà, anh còn trồng thêm 5 sào dưa hấu và 5 sào ớt. Không những thế, để tận dụng quỹ đất trống, anh còn kết hợp trồng xen canh ớt với tiêu. Biệt hiệu “vua” ớt trên xe lăn xuất hiện từ đó.

Bên ruộng ớt 5 sào sắp đến ngày thu hoạch, chị Trần Thị Hoa, vợ anh Thành tự hào chia sẻ: “Chồng tôi thương vợ con vất vả nên đã tìm tòi trên sách báo rồi lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động để giảm công chăm bón. Sáng nào anh ấy cũng ra ruộng thăm ớt, tỉ mỉ bắt sâu rồi ngắm nhìn ruộng ớt, ruộng dưa và mỉm cười hài lòng”. 

Giờ đây, bên cạnh việc nỗ lực phát triển kinh tế để chăm lo cuộc sống, hằng ngày, anh Thành đều kiên trì tập đứng, tập đi với hy vọng một ngày không xa, sẽ tự tin bước đi trên đôi chân của mình. Anh Thành quả quyết nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức, tôi tin rồi mình sẽ chiến thắng số phận!”.

Gia Ly – Thúy Nga (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 59294

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1031462

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71258777