17:05 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xóa nghèo nhờ tổ liên kết sản xuất

Thứ bảy - 23/03/2013 09:46
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa việc xây dựng tổ liên kết nông dân đang từng bước mang lại hiệu quả. Điển hình đó là tổ liên kết rau muống của Hội nông dân xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), sau 3 năm triển khai, đời sống người dân từng bước được cải thiện...

 
 
Ông Lê Duẩn bên ruộng rau muống của mình 
 
Thực hiện kế hoạch số 22/KH-HNND của Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa về việc "Tổ chức và hoạt động tổ liên kết” và hướng dẫn 89/HD – HNDTTX của Hội Nông dân thị xã Ninh Hòa về "Quy trình xây dựng tổ điểm tổ liên kết”, để tận dụng thời gian dư thừa, cải tạo phần đất cằn cỗi và tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, Hội Nông dân xã Ninh Phụng đã thành lập "tổ liên kết rau muống” với 6 thành viên do ông Phan Ngọc Tuấn làm tổ trưởng với nguồn vốn ban đầu là 100 triệu đồng. 
 
Được biết, ông Phan Ngọc Tuấn – Tổ trưởng tổ liên kết, còn kiêm chi hội trưởng Hội nông dân, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Đại Cát 2 xã Ninh Phụng. Theo ông Tuấn, sau 3 năm xây dựng mô hình tổ liên kết, tổ đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội, giải quyết việc làm, giúp giảm được hộ nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân...
 
Hiện nay, tổ liên kết có diện tích là 6ha trong đó có 4,5 ha trồng rau muống, 1,5 ha trồng hoa màu khác. Mỗi tháng bình quân năng suất từ 55-60 tấn/tháng. Hàng năm, tổ liên kết trồng rau muống doanh thu trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 11 lao động với mức bình quân mỗi tháng từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng/người. Trong năm 2013, Tổ liên kết sẽ mở rộng diện tích trồng rau muống lên 5-10ha nhằm giúp đỡ các hội viên khó khăn có điều kiện cải thiện, thoát nghèo.
 
"Tổ liên kết rau muống đi vào hoạt  động khá hiệu quả và duy trì thường xuyên, có những hội viên từ nghèo khó khi tham gia vào tổ được hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật và hỗ trợ về vốn nên đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo”,  ông Phan Ngọc Tuấn khẳng định. 
 
Một trong những hộ nông dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vợ bị tai nạn giao thông nằm liệt gường, hai con nhỏ ăn học, dù đã cố gắng làm thuê, bươn trải đủ nghề nhưng gia đình ông Lê Duẩn, thôn Đại Cát 2 (Ninh Phụng),  vẫn không thoát được cái nghèo đeo bám. Tuy nhiên, từ khi được sự hướng dẫn và giúp đỡ của tổ, ông Duẩn đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau muống và kết hợp với việc làm thêm trong tổ liên kết. Hiện nay, gia đình ông Duẩn không những thoát nghèo mà còn là một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi, bình quân thu nhập mỗi tháng  5 triệu đồng. 
 
Ông Duẩn tâm sự: " Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương mà gia đình có cơ hội vươn lên thoát nghèo và các con của tôi được học tập tốt hơn. Đến nay, gia đình tôi có 3 sào rau, mỗi tháng thu hoạch trên 3 tấn”. 
 
Hiệu quả của dự án "trồng rau muống” được nhân rộng, đời sống hội viên đổi thay, phát triển. Từ đó, tập hợp được thêm các hội viên nông dân, huy động nguồn lực, vật chất, đẩy mạnh các hoạt động, phong trào thi đua khác. Ông Phạm Đông Khắp – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phụng cho biết, đây là tổ liên kết  dành cho hộ nghèo và cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Với diện tích không nhiều nên chỉ duy trì mức từ 7- 11 lao động. Sau một thời gian sản xuất, những hộ có điều kiện thoát nghèo thì cho "thoát ly” và kết nạp các hội viên nghèo khác vào tổ.  Đến nay, tổ  đã có 5  hộ thoát nghèo và mỗi năm đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân là 1 triệu đồng/ năm. 
 
Tuy nhiên, xã Ninh Phụng hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về huy động nguồn vốn. Trong thời gian tới để tiếp tục mở rộng diện tích, thu hút hội viện nông dân và phát huy được hiệu quả từ mô hình, thiết nghĩ, chính quyền địa phương  xã Ninh Phụng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư và tăng cường công tác tuyên truyền vận động, lấy lực lượng các thành viên người lao động trong tổ liên kết làm nòng cốt trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu.
Xuân Hiếu
nguồn:ddk.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 986933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71214248