21:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bức thư tình bất tử của L.V.Beethoven

Thứ bảy - 28/04/2012 22:31
Bức thư này là tất cả những gì còn lại của một tình yêu cũng đắm say mãnh liệt như âm nhạc, mà từ đó Beethoven đã trở nên nổi tiếng.
Beethoven viết thư với một phong cách đặc biệt, sử dụng những câu văn dài miêu tả một trạng thái tinh thần nhiều xúc cảm nhưng cũng không kém phần kiên định. Nếu người ta từng biết đến những bản giao hưởng kì vĩ và oai hùng của ông, thì nay, có lẽ sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tiếp cận những góc tâm hồn nhạy cảm nhất, tha thiết và chân thành nhất của nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lịch sử. 

Ludwig V. Beethoven và Antoine Brentano

Buổi sáng, ngày mùng 6 tháng bẩy

Thiên thần của tôi, tất cả cuộc đời tôi, bản thân tôi nữa!

Chỉ một vài dòng thôi cho ngày hôm nay và bằng chính cây bút chì của em đấy. Tôi không thể đợi đến mai, khi mà chỗ ở được ấn định – đó là sự phí phạm thời gian vô ích. Tại sao cứ đớn đau như thế khi cần phải nói ra đây, rằng - làm sao tình yêu đôi ta có thể tồn tại bền lâu nếu như không có một tấm lòng biết hy sinh, biết vượt qua mọi đòi hỏi từ nhau; làm sao em có thể thay đổi được sự thật, rằng em không thuộc về tôi nữa, còn tôi cũng chẳng thuộc về mình. 

Ôi Chúa ơi, làm ơn hãy để ý đến vẻ đẹp của thiên nhiên và làm khuây khoả trái tim em. Tình yêu đòi hỏi mọi thứ và công bằng lắm – vì thế nó đòi hỏi bản thân em đối với tôi và bản thân tôi đối với em. Nhưng em đã quên đi quá dễ dàng, rằng tôi phải sống cho tôi và cả cho em nữa; ước gì chúng ta hoà vào làm một, để em có thể cảm thấy nỗi đau tôi dù chỉ là một phần ít ỏi .

Cụộc hành trình của tôi thật kinh khủng, tôi không thể tới được đây cho đến tận 4 giờ sáng hôm qua. Vì thiếu ngựa nên xe trạm phải chọn một con đường khác, nhưng sao mà nó khinh khủng thế; trước trạm cuối tôi đã được cảnh báo không nên tiếp tục đi khi đêm xuống, đã được cho biết sự đáng sợ của rừng già, nhưng điều đó chỉ làm tôi thêm hăm hở ra đi – và tôi đã sai lầm .

Chiếc xe ngựa lẽ ra đã phải vỡ tan tành trên con đường thảm hại với một lớp bùn tưởng như sâu vô tận. Không có các phu trạm ở đó có lẽ giờ nay tôi vẫn còn kẹt trên đường. Etsterhay đi qua con đường này thường xuyên và chịu chung số phận dù với tám ngựa, trong khi tôi chỉ có bốn con. Tuy nhiên tôi cũng có được một vài điều thú vị từ chuyện đó, giống như tôi luôn làm thế mỗi lần khắc phục thành công những khó khăn .

Giờ đây có vài điều cần phải thay đổi thật nhanh, từ bản chất bên trong tới biểu hiện bên ngoài. Chắc chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau, vả lại ngay hôm nay, tôi không thể sẻ chia với em những suy nghĩ mà tôi có trong suốt những ngày cuối cùng này. Nếu như trái tim chúng ta luôn gần bên nhau, thì tôi đâu có những ý nghĩ đó. 

Trái tim tôi tràn ngập quá nhiều điều để nói hết được với em – ôi chao - có những khoảnh khắc tôi cảm thấy ngôn từ rốt cuộc có ý nghĩa gì đâu. Hãy vui lên đi nào, hãy vẫn là thực tại của tôi, người thương duy nhất của tôi, tất cả đời tôi, như tôi đang thuộc về em.

Chúa sẽ gửi tới cho chúng ta sự yên bình, điều đó hẳn dành cho chúng ta và sẽ là như thế.

Ludwig chân thành của em
........................................................
 
Buổi tối, thứ hai, ngày mùng 6 tháng bẩy

Em đang đau đớn, con người thân thương nhất của tôi - đến giờ tôi mới biết rằng thư từ phải được gửi đi rất sớm vào buổi sáng từ Thứ hai đến Thứ ba -chỉ trong những ngày này xe thư mới đi từ đây đến K.

Em đang đau đớn. Chao ôi, bất cứ nơi nào có tôi đều có em ở đó. Tôi sẽ thu xếp điều đó với hai ta để tôi có thể sống cùng em. Ôi cuộc sống !!! Như thế này sao !!! Không có em - bị đeo đuổi bởi lòng hào hiệp của con người ở nơi này hay nơi khác - điều đó cũng khiến tôi mong mỏi chút ít rằng mình xứng đáng với những điều có được. 

Sự hạ mình của người với người – nó làm tôi đau đớn – và khi tôi xem bản thân trong mối liên hệ với vạn vật: Tôi là gì đây và Người nữa ? – con người mà chúng ta gọi là Người vĩ đại nhất? Như thế - ở đâu đó trong mỗi chúng ta đều đang ẩn chứa những điều thần diệu.

Tôi ứa nước mắt khi nghĩ rằng có lẽ em sẽ không nhận được lá thư đầu tiên cho tới tận Thứ bảy. Dù em có yêu tôi nhiều đến thế nào – tôi vẫn yêu em nhiều hơn thế. Nhưng hãy đừng bao giờ che giấu bản thân em với tôi - tạm biệt em .…

Ôi Chúa trời, Người ở gần quá mà cũng xa vời quá. Phải chăng tình yêu của chúng con không thực sự được như cấu trúc của thiên đường, và vững chắc như vòm trời kia của Chúa

.....................................................

Ngày mùng 7 tháng bẩy, chúc em một buổi sáng tốt lành.

Vẫn nằm trên giường nhưng mọi ý nghĩ của tôi hướng cả về em, người yêu dấu muôn đời của tôi. Có lúc hân hoan, có lúc đau buồn, chờ đợi để biết rằng số phận có lắng nghe chúng ta không. Tôi chỉ có thể sống có em hoặc chẳng cần gì cả. 

Đúng rồi, tôi đã quyết định đi thật xa, rời khỏi em cho đến khi tôi có thể bay đến với đôi tay em và nói rằng tôi đang thực sự ở dưới một mái nhà cùng em, và có thể gửi trọn tâm hồn tôi dành cho riêng em với một tinh thần trọn vẹn. 

Như thế đó em, thật không may, mọi việc lẽ ra phải là như thế. Em sẽ hiểu được điều đó nhiều hơn khi em biết lòng thuỷ chung của tôi dành cho em. Không còn ai khác nữa có thể níu giữ được trái tim tôi – chưa bao giờ - chẳng bao giờ. 

Ôi Chúa ơi , tại sao phải chia lìa những con người yêu nhau đến thế. Và ngay cả khi cuộc sống của tôi tại V có là một cuộc sống cùng khổ chăng nữa - thì tình yêu của em biến tôi thành người hạnh phúc nhất và cũng là kẻ bất hạnh nhất. Ở tuổi tôi , tôi cần một cuộc sống yên bình và trầm lặng – có thể như thế được không em với mối liên hệ hiện tại của chúng ta?

Thiên thần của tôi , tôi vừa được cho biết rằng xe chở thư xuất phát hàng ngày – vì vậy tôi phải viết xong ngay để em có thể nhận được thư lập tức.

Hãy bình tâm em nhé, chỉ khi bình tâm để suy xét về thực trạng của chúng ta, thì  ta mới có thể đạt tới mục đích được ở bên nhau. 

Hãy bình tâm lại đi em – hãy yêu tôi - như thực tại hôm nay - như quá khứ đã qua. Những khát khao mong đợi đầy lệ tôi dành cho em, chỉ riêng em, và duy nhất, cuộc sống của tôi, tất cả của tôi. Tạm biệt em. Ôi em, xin cứ yêu tôi, xin đừng bao giờ trách lầm một trái tim yêu em và thuỷ chung đến thế.

Mãi mãi của em
Mãi mãi của tôi
Mãi mãi của đôi ta .

 
Angellittlefire - nhaccodien.vn (dịch)


Chương I - Bản Sonata ánh trăng (Moonlight Sonata) của Beethoven, với sự thể hiện của Glenn Gould - một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất thế kí 20. Chương I cũng là chương quen thuộc nhất của Sonata 3 chương này. 

Ludwig van Beethoven (1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông qua đời vào ngày 26/03/1857, một bức thư tình được tìm thấy trong số những vật ông để lại (gồm cả chúc thư Heligenstadt ). Bức thư viết cho một người phụ nữ bí ẩn mà Beethoven chỉ gọi một cách giản dị là “người yêu bất tử” của mình. 

Bức thư này là tất cả những gì còn lại của một tình yêu cũng đắm say mãnh liệt như âm nhạc mà nhờ nó Beethoven đã trở nên nổi tiếng. Những sáng tác như Sonata Ánh trăng cũng như nhiều giao hưởng của Beethoven đã thể hiện một cách hùng hồn bi kịch của một mối quan hệ chẳng bao giờ được công khai. Bức thư được viết trên hai tờ giấy đúp trên cả hai mặt, tổng cộng là 8 trang. Kích thước chu vi giấy là 200*238mm. Cùng với một tờ giấy đơn có kích thước 201*119mm cũng viết trên hai mặt. Vậy toàn bộ là 10 trang. 

Chữ được viết bằng bút chì. Một chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng một số từ đã được tô lại cũng bằng bút chì để dễ đọc hơn. Không nghi ngờ gì về việc tô lại là do Anton Schildler, người đã sử dụng một phần bản chụp lại của bức thư trong tiểu sử Beethoven xuất bản lần thứ 3. Số đánh trong mỗi trang là của Schildler. Beethoven đọc nhiều và rất thích thơ, trái với những khẳng định không nghiêm túc là ông không những thiếu giáo dục mà còn kém thông minh. Tất cả những thư tín liên lạc của ông đã chỉ ra điều ấy. Bức thư đặc biệt này là tiếng nói của tình yêu được cất lên vội vã trên giấy...Và nếu người ta muốn thêm thắt vào tầm quan trọng của gelieble này, cũng đủ để nhận ra những từ nhỏ ở trang 1: bằng cây bút chì của em mà ông đã thêm vào giữa 2 dòng để chỉ ra rằng cái vật đơn giản ấy được ông giữ ở trong tim. Ba dòng cuối của bức thư không phải là không gợi nhắc đến đoạn cuối một số tác phẩm của bậc thầy...và 3 phần của bức thư giống như 3 chương khác nhau của một bản sonata hay giao hưởng.

Rõ ràng rằng bức thư được viết năm 1812. Những tìm hiểu về người nhận thư cho đến nay vẫn còn mơ hồ. Việc Beethoven giữ bức thư này cùng với chúc thư Heligenstadt cho chúng ta thấy rằng ông có tình cảm đặc biệt với chúng trong cuộc đời mình. Có cần phải tôn trong bí mật này không ? Có cần phải thoả mãn trí tò mò của chúng ta không ? Điều này liệu có giúp hiểu rõ hơn về con người ông đã yêu thực sự không ? Mỗi người đều có thể có quan điểm riêng về vấn đề này.
 
Theo như Maynard Solomon, một nhà viết tiểu sử Beethoven, thì người nhận thư là Antoine Brentano tên thời con gái là Antonie von Birkenstock. Cô sinh ở Vienna ngày 28/05/1780, trẻ hơn Beethoven mười tuổi. Vào ngày 23/07/1798, cô đã kết hôn với thương gia Franz Brentano, người hơn cô mười lăm tuổi và đứa con đầu lòng của họ sinh năm 1799 đã mất một năm sau đó. Sau đó họ có thêm bốn người con song Solomon khẳng định rằng cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Vào tháng 6 năm 1809, cha của Antonie bị lâm bệnh nặng ở Vienna và đầu tháng 10 cô tới đó cùng các con mình. Chồng cô đi theo trong một thời gian ngắn và thành lập một chi nhánh của hãng mình ở Vienna. Đến tháng 5/1810, em chồng của Antonie là Bettina Brentano đã giới thiệu cô với Beethoven lần đầu tiên. Gia đình Brentano ở lại Vienna tới tận cuối năm 1812 – cô không thích Frankfurt lắm và hầu như lúc nào cũng bị ốm. Trong thời gian cô ốm, Beethoven thường chơi piano cho cô nghe. Thư gửi người yêu bất tử của Beethoven rõ ràng được viết tại thời điểm cô phải rời Vienna. Sau khi cô rời Vienna cuối năm 1812, cô và Beethoven không bao giờ gặp lại nhau nữa. Antoine Brentano qua đời vào năm 1869 thọ 89 tuổi.
 
Ngọc Anh (nhaccodien.vn)
Theo Vnn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 319

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 317


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1093891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71321206