Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng do virus thuộc nhóm virus đường ruột (enterovirus) gây ra. Enterovirus có nhiều loại khác nhau bao gồm polivirus, coxsackievirus, echovirus và các enterovirsus khác.
Bệnh tay chân miệng thường do coxsackievirus A16 gây nên với một vài biến chứng nhẹ và tự khỏi. Gần đây, số lượng bệnh nhi bị tay chân miệng được chẩn đoán mắc enterovirus 71 (EV71) tăng nhanh, chiếm khoảng 70% tổng số dương tính với virus đường ruột. Điều này khiến mọi người quan ngại vì 100% trẻ tử vong do bệnh này đều mắc phải EV71.
Bổ sung vitamin C mỗi ngày để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện. |
Nhiều chuyên gia nhận định, dịch bệnh vẫn còn kéo dài mà chưa chấm dứt là do sức đề kháng của trẻ em Việt Nam còn yếu kém. Việc này phát xuất từ tâm lý của nhiều bậc phụ huynh chỉ lo ép con ăn nhiều mà không biết có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng hay không. Trẻ em lại dễ cảm nhiễm và phát bệnh, bởi cơ thể bé ít kháng thể, được miễn dịch từ những lần phơi nhiễm trước như người trưởng thành.
Giống như các hệ thống khác trong cơ thể người, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C để có thể hoạt động tốt. Theo nghiên cứu của Đại học Puerto Rico và một số cơ quan tại Mỹ, trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu và hoạt động của một số protein miễn dịch bị suy giảm. Do đó, việc bổ sung vitamin C hàng ngày là cần thiết để đảm bảo đủ nhu cầu của trẻ.
Bác sĩ Trần Nguyễn Minh Trị, Trưởng phòng Y khoa, đại diện công ty United International Pharma chia sẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phụ huynh nên lưu ý dinh dưỡng cho bé thông qua thức ăn, giữ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung vitamin C với các chế phẩm như si-rô. Chúng có thể giúp bé dễ hấp thu và đảm bảo cung cấp đủ lượng C cần thiết trong ngày.
Hơn 50% vitamin C trong thực phẩm bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, mỗi ngày, trẻ dưới 12 tuổi cần 75-100 mg vitamin C để tăng sức đề kháng.
Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. |
Trong tháng 6, 7 này, nhãn hàng Ceelin phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung Ương sản xuất và phát hành đợt một 21.000 cuốn cẩm nang "Phòng ngừa và xử trí bệnh tay chân miệng" đến phụ huynh, giáo viên, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại những điểm nóng của dịch bệnh, giúp nâng cao ý thức phòng bệnh cho cộng đồng. Đồng thời, công ty cũng phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức và cách tăng cường sức đề kháng cho bé đến các bậc phụ huynh, giáo viên, người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Theo thông tin từ trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung Ương, để tăng cường phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ, bạn nên lưu ý đến những điều sau:
Vệ sinh cá nhân: Giữ gìn vệ sinh răng miệng và cơ thể trẻ. Bạn và con cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt, bạn cần rửa kỹ lưỡng hơn trước khi chế biến thức ăn, bế ẵm hoặc sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ; thường xuyên tẩy rửa dụng cụ học tập, đồ chơi và trụng nước sôi đồ dùng ăn uống của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên lau chùi các bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng; thu gom, xử lý chất thải của trẻ đúng nơi, đúng cách.
Tăng cường sức đề kháng: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C hàng ngày. Trẻ cần ăn chín, uống chín. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn nấu sẵn bày bán ngoài đường. Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức bền và luôn khỏe mạnh.
Kịp thời đưa con đến bệnh viện để thăm khám khi trẻ có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng, như sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, miệng...
Theo VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn