14:20 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Hiến tặng


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cả thôn hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 27/11/2012 08:51
Với thành công trong việc vận động người dân tham gia hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới (NTM), thôn Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì xứng đáng là điển hình trong huyện Thanh Trì cũng như nhiều địa phương khác ở TP Hà Nội học tập, noi theo.
“Thôn hiến đất” 

Khi chúng tôi nêu thực tế, rất nhiều địa phương, nhất là các xã vùng ven đô Hà Nội đang rất khó khăn với tiêu chí giao thông khi “tắc” trong khâu vận động người dân hiến đất làm đường, ông Trần Văn Cường, trưởng thôn Khoát cởi mở chia sẻ kinh nghiệm mà thôn mình đã trải qua về quá trình toàn dân tham gia xây dựng NTM ở đây.

Ông kể, năm 2010, để thực hiện việc mở đường làng, ngõ xóm, đoạn đường đầu tiên thôn Khoát làm chính là con đường phía trước cửa nhà ông. Con đường rộng 2,2m, dài hơn 500m, nối liên thôn. Thôn đã vận động 54 hộ gia đình nằm hai bên đường tham gia họp bàn và đi đến thống nhất, mỗi hộ gia đình hai bên đường phải hiến đất lùi vào 80cm. Ai đồng ý sẽ ký vào biên bản cam kết. “Thống nhất rồi, chúng tôi bắt tay làm ngay, tiến hành phá dỡ đồng loạt những công trình nằm trên hành lang mở đường, tranh thủ sự ủng hộ của người dân” - ông Cường chia sẻ.

Khi làm đến đoạn đi qua hộ gia đình chị Phạm Thị Hòa thì phát sinh khó khăn. Hoàn cảnh gia đình chị khá đặc biệt. Là gia đình chính sách, chồng chị Hòa là liệt sỹ, hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giả. Để hiến đất, toàn bộ công trình phụ gồm bể lọc kiên cố, nhà tắm và phần bếp cần phải phá dỡ. Được vận động thuyết phục, thấy rằng đường nhỏ, chật hẹp, khi có hỏa hoạn, cấp cứu… sẽ thiệt hại cho chính gia đình mình và bà con trong thôn. Nhận thức vì cái chung, chị Hòa đồng ý hiến đất. Nhưng toàn bộ công trình phụ bị phá dỡ sẽ phải xây lại thế nào, kinh phí ở đâu ra? Sau khi họp, thôn thống nhất sẽ “đền bù” chị Hòa 2 triệu đồng. 

Ngoài gia đình chị Hòa, còn có gia đình ông Trần Huy Tưởng phải phá đi một chiếc cổng xây kiên cố và tốn kém. Sau khi được vận động thuyết phục, gia đình đã tự nguyện đập bỏ. “Riêng kinh phí phá dỡ đã mất hơn 2 triệu đồng, nhưng gia đình ông không kêu ca gì. Điều đó khiến chúng tôi có động lực để thực hiện mở thêm nhiều đoạn đường khác” - ông kể tiếp. 

Từ cơ sở đồng thuận của người dân, tiếp theo đó, thôn Khoát cùng nhiều thôn khác trong xã tiếp tục mở rộng tuyến đường thứ hai dài 1.470m, xuyên qua làng. Nhưng lần này khó khăn phát sinh nhiều hơn khi đoạn đường mở rộng có 128 hộ tiếp giáp mặt đường, 2/3 trong số đó phải hiến đất nhưng có nhiều hộ không đồng ý. Vận động, thuyết phục không được, mọi việc bế tắc. Quyết không đầu hàng với khó khăn, vận dụng kinh nghiệm đã làm, thôn quyết định, sẽ làm theo cách làm trước, những đoạn nào dân hiến đất thì làm trước. Vậy là toàn tuyến dài 1.470m được chia ra làm 4 đoạn. “Qua thời gian, trước dư luận trong thôn, những gia đình còn lại đã hiểu ra, không thể đi ngược lại cái chung, thế là họ ra nói chuyện với địa phương xin làm” - trưởng thôn Khoát nhớ lại.

Bộ mặt đô thị ngày một rõ nét ở thôn Khoát nhờ phong trào dân hiến đất xây dựng nông thôn mới.

Quan trọng là tuyên truyền, vận động

Ông trưởng thôn Khoát còn kể ra gương hàng trăm các hộ dân ở đây đã hiến đất, mở rộng đường xây dựng NTM mà chúng tôi không có dịp đề cập hết. Nhưng để làm được điều này, ông Cường cho rằng, quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, thấy được cái lợi ích to lớn, lâu dài mà không chỉ mình hưởng, mà chính là “tài sản” vô giá để lại cho đời con, đời cháu. 

Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức đoàn thể như các hội: Cựu chiến binh, Phụ nữ, Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, các đảng viên… Như ở thôn Khoát, có hơn 600 cụ từ 60 tuổi trở lên, mỗi cụ được phân công “phụ trách” khoảng 10 hộ để làm công tác tuyên truyền, vận động. Ngoài ra, thôn có 60 đảng viên, khi thôn có việc, họ sẽ là những người đi đầu, làm gương. “Thôn có 4.000 dân với hơn 1.000 hộ thì có 10 đồng chí trong HĐND, chiếm 1/3 toàn xã. Đây là “xương sống” để thôn đưa tiếng nói của người dân đến với xã, với huyện, tạo sự đồng thuận” - ông Cường nói về vai trò của các tầng lớp nhân dân. 

Nói về tinh thần xây dựng NTM ở đây thông qua việc hiến đất, ông Cường nói, ban đầu cũng có nhiều người băn khoăn vì cho rằng đất tổ tiên, cha ông để lại, đến trả đắt còn không bán, chứ nói đến chuyện hiến với tặng. Nhưng sau khi được vận động, tuyên truyền, họ thấy được giá trị lâu dài nên tâm lý đó dần bị xóa bỏ. “Nếu nói trần trụi, khi đường nhỏ hẹp, giá đất chỉ có 7-8 triệu đồng/m2. Đường mở rộng rồi, ô tô vào tận cửa thì giá đất tăng lên cả 40-50 triệu/m2. Rồi hôm có gia đình cần đưa người đi cấp cứu, nhờ đường rộng, xe cấp cứu vào kịp thời không thì mất mạng. Chúng tôi hay nói đùa, đấy, lợi ích đấy” - trưởng thôn Khoát bộc bạch.


Bài, ảnh: Quang Minh
Theo 
Pháp luật & Xã hội
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 918520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71145835