17:15 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bạn đồng hành của lao động nữ nông thôn

Thứ sáu - 14/12/2012 21:49
Từ thực tế khó khăn của lao động nữ ở nông thôn, năm 2006 Hội LHPN tỉnh quyết định thay đổi tên gọi và chức năng của Trung tâm xúc tiến việc làm thành Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nữ. Cũng từ đó đến nay, bằng sự linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch, kêu gọi nguồn vốn từ các chương trình dự án và trung ương Hội, Trung tâm đã thực sự trở thành người bạn đồng hành của mọi tầng lớp phụ trên khắp miền quê, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống và nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong thời đại mới.

 

Phụ nữ Hà Tĩnh tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể
Sử dụng công nghệ chế biến náo đảo bằng tấm pin năng lượng mặt trời giúp HTX chế biến hải sản Bắc Hải rút ngắn qui trình chế biến từ 12 tháng xuống còn 6 tháng.Ảnh: Thục Chi

Chị Lê Thị Thanh Tình – Giám đốc trung tâm cho biết: “ Từ suy nghĩ cho cần câu hơn xâu cá nên hoạt động đào tạo việc làm cho lao động nữ ở nông thôn được BTV Hội LHPN tỉnh đặc biệt quan tâm. Cùng với việc điều tra, khảo sát nhu cầu việc làm từ thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo, kêu gọi nguồn lực, trung tâm còn chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan trong các hoạt động liên kết đào tạo, phát triển các tổ hợp tác, doanh nghiệp sau đào tạo. Năm nay, ngoài sự hỗ trợ máy xay vắt bã đậu của Sở Công thương, sự hỗ trợ về đào tạo của Sở LĐTB&XH, chúng tôi cũng đã được trung ương hội hỗ trợ nguồn vốn gần 400 triệu đồng, tạo điều kiện đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động nữ”.

Song song với việc đào tạo những nghề phụ phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương như làm nấm, chế biến đậu phụ, làm miến khô, giúp việc, chăn nuôi lợn, nữ công gia chánh, làm mứt...Hội LHPN còn xúc tiến việc thành lập các tổ hợp tác đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho hội LHPN các huyện thành thị trong việc duy trì và phát triển nghề sau đào tạo. Cùng với các hoạt động cầm tay chỉ việc, sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên của các cấp hội, mơ ước có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống gia đình đã giúp các hội viên cùng nhau khắc phục khó khăn, xiết chặt mối quan hệ tương hỗ trong các tổ hợp tác. Bên cạnh việc phát huy nội lực, chị em còn được các cấp hội tạo điều kiện cho vay vốn từ nguồn quỹ phát triển phụ nữ, vốn xóa đói giảm nghèo.

Bạn đồng hành của lao động nữ nông thôn
Lớp dạy nghề mây tre đan cho phụ nữ huyện Kỳ Anh. Ảnh: TL

Theo số liệu từ hội LHPN tỉnh, từ đầu năm đến nay, thông qua các nguồn vốn hội đã hỗ trợ hơn 17 tỷ đồng cho 4.257 thành viên vay đầu tư xây dựng và nhân rộng 132 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ đứng chủ, 718 mô hình chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp, 54 mô hình chế biến lương thực, thực phẩm và 42 tổ hợp tác, 85 mô hình vườn mẫu hộ. Nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất cùng với những kiến thức kết nối thị trường đã trở thành hành trang giúp chị em vững bước trên con đường tìm kiếm việc làm sau những lớp đào tạo nghề ngắn hạn. Và đến thời điểm hiện tại, một số tổ hợp tác chế biến đậu phụ, làm miến khô, làm nấm của hội phụ nữ ở các huyện Hương Khê, Đức Thọ đã thực sự phát huy hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Vân ở xóm 4 xã Gia Phố ( Hương Khê) cho biết: “ Sau khi được học nghề làm miến khô, được Hội LHPN hỗ trợ cho vay vốn và đi tham quan một số mô hình, tôi đã mạnh dạn đầu tư giây chuyền sản xuất. Đến nay, sản phẩm gia đình làm ra đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, gia đình tôi còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động trong vùng”.

Chị Nguyễn Thị Tánh – Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Bình- Hương Khê cho biết: “ Việc đưa các lớp học nghề về tận những vùng sâu vùng xa không chỉ tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có thêm kiến thức, hiểu biết, cơ hội tìm kiếm việc làm mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp hội đối với đời sống của hội viên. Cũng chính từ sự quan tâm ấy nên chỉ một thời gian ngắn sau khi lớp học chế biến đậu phụ kết thúc, chúng tôi đã thành lập được 4 tổ hợp tác. Một số hội viên như chị Trần Thị Hoa, chị Lê Thị Tạo đã manh dạn mua máy sản xuất và đã bắt đầu có sản phẩm cung ứng cho bà con trên thị trường. Niềm vui vì sản phẩm đầu tay đã được đón nhận, đã có thêm nguồn thu nhỏ đã thực sự củng cố thêm niềm tin cho các hội viên vào tổ chức hội”.

Được biết, thời gian tới qua việc thực hiện đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015 Trung tâm đào tạo nghề của Hội LHPN tỉnh sẽ có thêm nguồn kinh phí 500 triệu đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều lao động nữ nông thôn sẽ được tiếp cận với những ngành nghề mới. Hy vọng đổi thay cuộc sống cho phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đang dần được nhem nhóm từ những lớp đào tạo nghề.

Anh Thư
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trung tâm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 384672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73431643