22:01 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trò chuyện cuối năm với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Chia sẻ, tiếp sức cho doanh nghiệp là Ngân hàng tự giúp mình

Chủ nhật - 30/12/2012 23:03
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên đích đến là lợi nhuận. Nhưng lớn hơn, hoạt động ngân hàng mang sứ mệnh của dòng huyết mạch nuôi sống nền kinh tế, cho nên việc hài hòa lợi ích kinh doanh và trách nhiệm chính trị luôn được đồng thời chú trọng. Câu chuyện về một năm toàn hệ thống ngân hàng dồn sức, gồng mình làm tròn sứ mệnh cung ứng vốn cho nền kinh tế; một năm không nặng mục tiêu lợi nhuận đã được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh - ông Nguyễn Huy Tiến chia sẻ trong cuộc PV cuối năm với Hà Tĩnh Online.

 

- Thưa ông, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ngành Ngân hàng đã có những giải pháp nào để khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp và hộ SXKD?

Để khơi thông được nguồn vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế (gọi chung là các doanh nghiệp) phải giải quyết cho được 2 yếu tố cơ bản gắn với 2 nhóm chủ thể: Phải cải thiện được khả năng tiếp cận vốn của bản thân các doanh nghiệp và phải có các giải pháp để tăng cường tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.

Chia sẻ, tiếp sức cho doanh nghiệp là Ngân hàng tự giúp mình

Để khơi thông được nguồn vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế thì phải cải thiện được khả năng tiếp cận vốn của bản thân các doanh nghiệp và phải có các giải pháp để tăng cường tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2012, do lạm phát và tác động của các yếu tố vĩ mô nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút, làm cho khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp thấp. Hoạt động của cả doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng (TCTD) đều vô cùng khó khăn. Các giải pháp chủ yếu mà ngành Ngân hàng trên địa bàn đã triển khai để góp phần khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đó là: Cùng các cấp, các ngành đẩy mạnh việc tham gia, tư vấn, hỗ trợ để bản thân các doanh nghiệp giải quyết có hiệu quả các khó khăn của mình; Chủ động triển khai kịp thời các quy định của Trung ương nhằm đẩy mạnh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng để tăng nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn cho cả TCTD và doanh nghiệp; Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như: hỗ trợ lãi suất (HTLS) từ nguồn ngân sách tỉnh, HTLS từ nguồn XDNTM…; Chỉ đạo các TCTD tăng cường việc tiếp cận, đối thoại với doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện các giải pháp nghiệp vụ theo hướng trách nhiệm hơn, linh động hơn.

Có thể nói trong 2 năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ để cùng ngành Ngân hàng tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, cho các TCTD, cải thiện dần tình hình. Nhờ vậy, hoạt động của các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, khả năng hấp thụ vốn đã dần tăng lên. Hoạt động ngân hàng cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ tín dụng tại địa bàn ước đạt trên 17.000 tỷ, tăng 14% so với đầu năm (mức tăng 5% của toàn quốc năm 2012 và mức tăng của Hà Tĩnh năm 2011 là 10,04%).

- Nhiều chính sách HTLS được tỉnh triển khai trong năm 2012 gắn với đó là vai trò tham mưu, sự theo dõi, đánh giá, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và sự tích cực thực hiện của NHTM. Ông có thể phân tích về điều này?

Thông thường thì, khi đang thực hiện chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thì việc đề xuất hỗ trợ lãi suất ít được sử dụng (vì làm tăng tổng cầu). Tuy nhiên, xét điều kiện tại địa phương, tác động của yếu tố lãi suất đến hoạt động của các doanh nghiệp quá lớn, NHNN tỉnh đã chủ trì cùng các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Việc HTLS chủ yếu tập trung cho các đối tượng ưu tiên, cần khuyến khích theo đúng sự chỉ đạo của Trung ương, vì vậy vừa không ảnh hưởng đến chủ trương chung, nhưng đã có tác động rất lớn giúp các Doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tăng thêm khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Các TCTD cũng có điều kiện hơn để đẩy mạnh hoạt động cho vay.

Các chính sách HTLS đang thực hiện gồm: hỗ trợ lãi suất 4%/năm từ ngân sách tỉnh (thực hiện trong năm 2012), hỗ trợ lãi suất tại địa bàn các xã từ nguồn NTM theo QĐ 26 của UBND tỉnh (thực hiện đến hết 2015). Hệ thống ngân hàng đã triển khai khá quyết liệt các chủ trương này để vừa là hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng là để hỗ trợ chính mình. Trong quá trình thực hiện, NHNN đã cùng các ngành thường xuyên theo dõi, đánh giá để có các tham mưu cần thiết đưa các chính sách này vào cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, do lãi suất cho vay chỉ là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khả năng hấp thụ vốn vay của doanh nghiệp không phải chỉ phụ thuộc vào lãi suất cho vay, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố rất quan trọng khác. Giải quyết các khó khăn về lãi suất chưa phải là tất cả để khơi thông mạnh được nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, quy mô về dư nợ vay hỗ trợ lãi suất và nguồn ngân sách đã sử dụng để hỗ trợ lãi suất còn chưa nhiều.

Chia sẻ, tiếp sức cho doanh nghiệp là Ngân hàng tự giúp mình

Năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự hỗ trợ tích cực từ ngân hàng

- Giảm lãi suất, điều chỉnh món vay cũ, cơ cấu lại nợ cho khách hàng… đòi hỏi sự hi sinh về lợi nhuận của ngân hàng. Quan điểm và cách làm của các TCTD tỉnh ta trong thực hiện chủ trương này năm 2012 như thế nào, thưa ông?

TCTD ngoài mục tiêu kinh doanh còn phải trực tiếp thực hiện các giải pháp trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; ngoài việc thực hiện các quy luật của thị trường, còn phải thực hiện các quyết định mang tính hành chính (về trần lãi suất, về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng,…). Do đó, cả trong quan điểm và trong thực hiện, các TCTD tại địa bàn luôn xác định phải tuân thủ các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Vì đây cũng chính là các giải pháp để tạo điều kiện cho các TCTD phát triển.

Thời gian qua, căn cứ NQ số 13 của Chính phủ, chỉ đạo của Thống đốc NHNN và các NHTM cấp trên, các TCTD đã triển khai quyết liệt, thực hiện theo thẩm quyền việc rà soát để hạ lãi suất các khoản nợ vay cũ; giảm lãi suất các khoản cho vay mới; thực hiện soát xét để cơ cấu lại nợ; miễn giảm lãi cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng.

Tính đến nay, các TCTD đã điều chỉnh hạ lãi suất cho 63. 315 khách hàng, với dư nợ 6.959 tỷ; cơ cấu lại nợ cho 8.854 khách hàng, với dư nợ 1.285 tỷ; đã miễn, giảm lãi treo (lãi đã tính và đang hạch toán treo tại TCTD) cho 712 khách hàng. Tính ra tổng số tiền lãi các TCTD đã giảm cho khách hàng là 78,28 tỷ đồng. Hiện nay tỷ lệ dư nợ vay có lãi suất trên 15%/năm chỉ chiếm gần 6% trong tổng dư nợ (mức chung của cả nước là trên 20%).

Chia sẻ, tiếp sức cho doanh nghiệp là Ngân hàng tự giúp mình

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng đã tiếp cận được nguồn vốn lớn từ ngân hàng để phát triển sản xuất

- Khó khăn nền kinh tế đang kéo dài tiếp đến năm 2013, khiến doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đối mặt với nhiều gian khó. Ngành ngân hàng chuẩn bị hành trang gì để tiếp tục cùng khách hàng vượt qua thử thách?

Hiện nay, tuy khả năng hấp thụ vốn của các thành phần kinh tế đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, do đó khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhìn chung chưa có sự chuyển mạnh đáng kể. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên nhiều mặt.

Để góp phần hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn thử thách trong năm 2013, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, ngành Ngân hàng tập trung mạnh vào các giải pháp sau đây: Tham mưu cho UBND tỉnh kéo dài thực hiện chính sách HTLS 4%/năm trong 2013; xem xét mở rộng hơn đối tượng được HTLS từ nguồn XDNTM theo hướng chỉ đạo của UBND tỉnh; Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng các yêu cầu vay vốn có hiệu quả của khách hàng; Chủ động tăng cường tiếp cận, tư vấn, giúp đỡ, đối thoại cùng khách hàng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh cho vay; Phát huy tinh thần trách nhiệm của các TCTD về việc tạo thuận lợi trong cho vay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện, đơn giản hóa về thủ tục; Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi… theo chỉ đạo của cấp trên.

Mai Thủy
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngân hàng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 257311

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60579268