Đức Thọ là một huyện thuần nông nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Hàng năm, nơi đây phải chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Điều này đã tác động rất lớn đến cuộc sống và sự phát triển của địa phương.
Chăm sóc mạ khay lúa xuân 2013 tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ. |
Những kết quả nổi bật
Ông Võ Công Hàm - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: Năm 2012 mặc dù phải đối mặt rất nhiều khó khăn nhưng với huyện Đức Thọ, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển; Các chương trình dự án được tập trung chỉ đạo, để đẩy nhanh tiến độ, thu hút đầu tư đạt kết quả cao; Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,78 triệu đồng/người/ năm. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng: Xã Tùng Ảnh cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, xã Thái Yên, xã Trường Sơn đạt 11/19 tiêu chí...
Ngoài ra tại 11 xã có 552 hộ hiến tặng đất để mở rộng đường với diện tích 37,303m2. Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích gieo trồng cả năm là 14.226ha, trong đó lúa có năng suất bình quân 55,34 tạ/ha; sản lượng thóc 56.859 tấn, đạt 97,49% kế hoạch; cây ngô 1.248ha, năng suất bình quân đạt 33,6 tạ/ha, sản lượng 4.193 tấn; cây lạc 1.405,2ha, năng suất bình quân 23,98 tạ/ha, sản lượng 3.364 tấn; cây đậu 1.298,6ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 1.299 tấn. Đàn gia súc, gia cầm ổn định và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, sản phẩm; không để dịch bệnh xảy ra...
Năm 2012: Tổng thu ngân sách 430,662 tỷ đồng, đạt 146% kế hoạch; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,2% (nông - lâm - thủy sản tăng 5,8%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 13%; dịch vụ - thương mại tăng 15,5%). |
Những chỉ đạo sát sao
Nhằm từng bước giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững, UBND huyện chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn. Từ các nguốn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án phát triển của Nhà nước, nhiều hộ nghèo trong huyện được hỗ trợ giống phân bón...
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân áp dụng KHKT vào sản xuất, từng bước thoát nghèo. Trong đó, đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; mở hàng trăm lớp tập huấn kiến thức về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Nhờ đó, sản lượng lương thực hàng năm tăng lên rõ rệt. Xây dựng và cải tiến các mô hình gieo mạ khay ở xã Trường Sơn, cánh đồng mẫu xã Liên Minh... phát triển sản xuất luân canh rau màu cao cấp, trồng lạc vụ đông bằng phương pháp phủ nylon...
Khai thác tối đa lợi thế là huyện có nhiều sản phẩm về nông nghiệp, đất lâm nghiệp nên lĩnh vực chăn nuôi được người dân chú trọng phát triển, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn, zêbu hoá đàn bò, tăng đàn gia cầm. Nhiều gia đình đã đầu tư xây dựng chuồng trại với hệ thống xử lý chất thải tận dụng khí gas trong đun nấu bằng biogas góp phần bảo vệ môi trường.
Phát triển toàn diện
Nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ trong năm 2013 với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%; thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/năm; tổng sản lượng lương thực quy thóc 67.000 tấn/năm; xã Tùng Ảnh về đích xây dựng NTM; mỗi xã hoàn thành tối thiểu 2 tiêu chí nông NTM; phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, tạo sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ và nhân dân; đẩy mạnh phát triển KT- XH, tiếp tục củng cố an ninh quốc phòng; giữ vững, ổn định chính trị, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước năm 2013 và những năm tiếp theo. |
Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh; bệnh viện đa khoa huyện, các trạm y tế xã được quan tâm đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2012 Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ được Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong công tác khám chữa bệnh. Huyện cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
Đức Thọ là đơn vị tiên phong trong tỉnh thu hút sinh viên đại học chính quy về công tác tại xã và sinh viên tốt nghiệp đại học bằng giỏi về công tác tại huyện. Đồng thời, Đức Thọ là địa phương đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành việc sáp nhập thôn xóm theo chủ trương của tỉnh, với kết quả đáng kể sau khi sáp nhập số thôn xóm trên địa bàn, đã giảm từ 243 thôn xuống còn 155 thôn, hàng năm tiết kiệm cho ngân sách trên 5 tỷ đồng tiền hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thôn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn