20:22 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi ở thị xã Hồng

Thứ ba - 21/01/2014 02:19
Với mục tiêu đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Thị xã Hồng Lĩnh đã chỉ đạo Phòng kinh tế, Trung tâm ứng dụng khoa học và bảo vệ cây trồng vật nuôi ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ phối hợp với các ban nghành liên quan, các phường, xã động viên bà con nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, đưa các giống con vào chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa.
Cán bộ Trung tâm UDKHKT và BVCTVN thị xã kiểm tra mô hình của ông Trần Quang Liêm ở Nam Hồng


Là một hộ giáo dân ở giáo xứ Tiếp Võ - bao nhiêu năm vất vả “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với hàng mẫu ruộng khoán nhưng cuộc sống vẫn cứ khó khăn chồng chất. Ông Trần Quang Liêm ở Tổ dân phố 7 đã trăn trở, suy nghĩ làm như thế nào để đưa kinh tế gia đình ổn định bền vững và ngày càng đi lên. Chính vì vậy, những khi công việc ruộng đồng nhàn rỗi, ông đã giành  thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm kinh tế ở các địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài, báo…đặc biệt ông đã mua các loại sách, tài liệu tham khảo về sản xuất và chăn nuôi để tích lũy thêm kinh nghiệm. Từ thực tế mảnh vườn của gia đình, năm 2012 ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại,  ra tận Hưng Yên để học hỏi kinh nghiệm và mua giống chim trĩ về chăn nuôi. Ban đầu chỉ có 4 con giống, đến nay gia đình ông đã xuất bán được gần 200 con, bình quân mỗi cặp 1,2 triệu đồng, giá   250.000 đồng/1kg , trừ chi phí mỗi năm gia đình ông cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật cùng với tính chịu khó nên đàn chim phát triển tốt và ngày càng sinh sôi nãy nở. Theo ông Liên, chim trĩ dễ nuôi hơn các loại gia cầm khác, không bệnh tật và bán với giá rất cao. 
Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, hàng trăm hộ gia đình ở thị xã Hồng Lĩnh đã mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp VAC- VACR … Gia đình anh Bùi Đức Sơn ở Tổ dân phố 2 – phường Đậu Liêu là một điển  hình, với diện tích 2 ha ở vùng Trúc Hào ven chân núi Hồng Lĩnh anh đã bố trí xây dựng trang trại phù hợp. Hiện mô hình có 1.500 cây bạch đàn phát triển tốt, hàng chục con bò, 1,7 mẫu ruộng và hơn 100 con gà đẻ siêu trứng…tổng thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng. 
             Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị , Thị  xã Hồng Lĩnh đã có nhiều giải pháp để tập trung khai thác tiềm năng, đất đai, lao động , quy hoạch sản xuất hợp lý, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút các hộ dân đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Đặc biệt chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đồng thời, Thị xã Hồng Lĩnh đã có nhiều giải pháp để đồng hành với các hộ dân, có cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn, giống, hướng dẫn quy trình sản xuất, khoa học kỷ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nên đến thời điểm này, trên địa bàn thị xã có hơn 200 mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao như : mô hình chăn nuôi gà siêu trứng quy mô 1.000 con ở Bắc Hồng và Đậu liêu, nuôi ngan Pháp, nuôi gà an toàn sinh học, mô hình nuôi nhím, nuôi lợn rừng, nuôi cá lóc bông, thụ tinh nhân tạo đàn trâu nái, bò nái ….
             Để mô hình thực sự thành công, Thị xã Hồng Lĩnh đã tổ chức 25 lớp tập huấn với hơn 2.000 lượt hộ dân tham gia;  cử cán bộ xuống trực tiếp hướng dẫn quy trình kỷ thuật đồng thời cung ứng các vật tư, phương tiện tiến tiến phục vụ sản xuất, chăn nuôi với mục tiêu khuyến khích và phát huy tính cộng đồng, hợp tác của người dân để cùng đầu tư sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa.
        Ông Lê Văn Cầu - Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT- bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Hồng Lĩnh, cho biết:  “Để các mô hình phát triển bền vững và đưa lại hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới Trung tâm ứng dụng KHKT- bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Hồng Lĩnh tiếp tục phối hợp với các phòng, ban nghành liên quan ở thị xã, các phường xã tiếp tục khảo sát, tìm các giải pháp đồng bộ để chuyển đổi ruộng đất gắn với chuyển đổi sản xuất, cơ cấu cây trồng, xác định các mô hình kinh tế, vận động nhân dân mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và chăn nuôi theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích” ./.

Bài và ảnh:  Thu Hằng- Cẩm Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: khoa học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 563


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348899

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395870