22:08 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quê nghèo đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

Thứ bảy - 06/10/2012 04:23
Xuất khẩu lao động đã giúp hàng trăm hộ gia đình xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đổi đời, bộ mặt vùng quê nghèo ven biển đang thay da đổi thịt.

 

 

Thu nhập lên tới ngàn đô


Suốt dọc đường từ thị trấn Kỳ Anh vào đến trung tâm xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, san sát những ngôi nhà mái bằng cao tầng khang trang rộng rãi nổi bật hai bên đường. Cạnh đó là nhiều căn nhà đang xây dựng. Chị Toàn, cán bộ Hội phụ nữ xã Kỳ Ninh cho biết: Nếu không có xuất khẩu lao động thì Kỳ Ninh không thể có bộ mặt như hôm nay.


 

Nhà cao tầng tại xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

 

Anh Đặng Đình Thiệp (nhà ở xóm Đồng Tân) đã đi xuất khẩu lao động 5 đợt. Năm 1998, anh đi chuyến đầu tiên sang Hàn Quốc làm nghề đánh bắt cá trên biển. Chuyến đi đầu tiên, thu nhập của anh chỉ 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng nhờ chuyến xuất ngoại này, anh đã có đủ tiền lo đám cưới năm 2000. Chuyến đi gần nhất vào năm 2008, anh được nhận mức lương 12 triệu đồng/tháng. Số tiền anh gửi về cho gia đình sau mỗi chuyến đi dần trả hết nợ, xây được nhà mới.


Sau khi về, với số tiền tích lũy được, vợ chồng anh mở đại lý bán hàng tạp hóa. Cửa hàng tạp hóa Thiệp Huấn cung cấp hàng trăm mặt hàng thiết yếu, không chỉ bán cho người dân trong xã mà còn cung cấp hàng cho nhiều cửa hàng nhỏ hơn của mấy xã lân cận. Hiện nay, anh Thiệp đã sắm được một chiếc xe tải để chở hàng đến các điểm bán. Thay vào chỗ của căn nhà lụp xụp trước kia là ngôi nhà mái bằng rộng rãi, chắc chắn có cửa hàng mở ra sát con đường liên xã.


Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kỳ Ninh cho biết: “Vợ chồng anh Thiệp là một trong số ít những trường hợp điển hình trong số hàng trăm người trong xã đi xuất khẩu lao động trở về làm ăn phát đạt bằng việc mở cửa hàng bán tạp hóa, sắt thép, phân bón… Điều đáng quý là họ sẵn sàng “bán chịu” cho bà con nông dân, sau khi bà con thu hoạch mới lấy tiền, giúp bà con xóm giềng làm ăn thuận lợi”.


Kỳ Anh là huyện có số lượng người đi xuất khẩu lao động lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Anh, đứng đầu là các xã Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Ninh, Kỳ Châu. Xã Kỳ Ninh hiện có khoảng 800 người đang làm việc ở Malaixia, Đài Loan, Ănggôla… Hiện nay, huyện có 6.289 người đang làm việc ở nước ngoài với những nghề chính như: xây dựng, đánh cá xa bờ, cơ khí…


Ông An Công Danh, cán bộ chuyên trách lao động - việc làm của Phòng Lao động huyện Kỳ Anh cho biết: “Một người đi làm thợ xây bên Ănggôla, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi tháng họ gửi về nhà được khoảng 1.000 USD, có người thu nhập còn cao hơn. Thậm chí, nhiều người khi về đã trở thành những tiểu chủ có số vốn hàng chục tỷ đồng”.

 

Cánh cửa thoát nghèo


“Nghề” xuất khẩu lao động đã đem lại nguồn kinh tế lớn cho địa phương. Sau khi về nước, họ có khoản tiền lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh.


Theo ông Hoàng Trung Thông, Phó Chủ tịch UBND xã, Kỳ Ninh là một trong những xã vùng bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn. Hiện nay địa phương đang tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo và một trong những biện pháp được xã Kỳ Ninh nói riêng và huyện Kỳ Anh nói chung quan tâm chú trọng là xuất khẩu lao động.


Ở xóm Tam Hải xã Kỳ Ninh, cuộc sống của nhiều gia đình đã khấm khá hẳn lên sau khi người thân đi xuất khẩu lao động về. “Có tiền rồi, dựa trên định hướng ngư trường đánh bắt của địa phương, họ đầu tư thuyền to, lưới hiện đại để đánh bắt xa bờ. Họ còn buôn bán, làm các nghề phụ... Những gia đình có người đi xuất khẩu lao động cũng tham gia tích cực vào các hoạt động tình nghĩa như đóng góp ủng hộ “Ngày vì người nghèo”, giúp các vùng bị thiên tai…”, ông Hoàng Trung Thông cho hay.


Để khuyến khích con em đi làm việc ở nước ngoài cải thiện cuộc sống, chính quyền xã Kỳ Ninh đã và đang tạo điều kiện để làm hồ sơ thủ tục, giúp con em vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp; kết hợp với các doanh nghiệp mở hội thảo tư vấn các thị trường có thu nhập cao, phù hợp cho người dân lựa chọn. Đồng thời, xã còn hợp tác và tạo điều kiện cho các công ty xuất khẩu lao động trong và ngoài tỉnh về tuyển lao động đúng pháp luật.


Mặc dù ghi nhận xuất khẩu lao động là cánh cửa để thoát nghèo cho con em trong xã, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Nga, việc trai tráng “đổ xô” đi làm việc ở nước ngoài khiến hầu như dưới mỗi mái nhà xã Kỳ Ninh hiện nay đều ở trong tình trạng thiếu vắng bóng dáng người đàn ông. Điều này làm cho gánh nặng việc nhà, nuôi dạy con cái đang trĩu xuống đôi vai những người mẹ, người vợ. Chưa kể, họ luôn sống trong nỗi bất an lo lắng sợ chồng, con mình gặp rủi ro khi đi làm việc ở xứ người...

 

Bài và ảnh: Mạnh Minh
Theo baotintuc.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969466

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72652175