02:05 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêm phòng gia súc, gia cầm: Cần phải được triển khai đồng bộ!

Thứ hai - 25/02/2013 19:08
Tiêm vắc xin định kỳ cho gia súc, gia cầm chính là biện pháp chủ động hữu hiệu nhất đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Việc triển khai đồng bộ từ trên xuống sẽ đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng theo kế hoạch đề ra, góp phần đưa ngành chăn nuôi tỉnh ta phát triển ổn định và bền vững.

 

Như thường lệ, hàng năm tỉnh lại ban hành kế hoạch tổ chức tiêm phòng vác xin định kỳ cho tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đây là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất trong các giải pháp phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch bắt đầu từ ngày 1-3 tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đều tiến hành tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc gia cầm đợt 1 năm 2013 cho đến ngày 30-4.

Tiêm phòng gia súc, gia cầm: Cần phải được triển khai đồng bộ!
Tiềm vác xin phòng bệnh cho gia súc tại huyện Lộc Hà ( ảnh tư liệu)

Cũng nên nhìn lại việc tổ chức tiêm vác xin phòng dịch cho gia súc, gia cầm trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh ta. Một thực tế cho thấy nơi nào được chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng thì nơi đó có được tỷ lệ tiêm phòng đạt kết quả cao. Chăn nuôi nơi đó sẽ an toàn và phát triển bền vững!

Xã Cẩm Bình - (Cẩm Xuyên) là một trong những đơn vị điển hình trong công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm. Ông Nguyễn Thiện Toàn – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: Cẩm Bình là địa phương phát triển chăn nuôi mạnh, tổng đàn vật nuôi thường rất lớn, có giai đoạn chiếm khoảng 1/6 - 1/7 tổng đàn toàn huyện Cẩm Xuyên. Sau hai trận đại dịch vào năm 2008 và 2010 về dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm H5N1 thì vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương được thể hiện; người chăn nuôi có ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch. Cẩm Bình xác định công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm cho phát triển kinh tế. Việc xây dựng kế hoạch cụ thể và thành lập Ban chỉ đạo cho công tác tiêm phòng được triển khai xuống tận các chi bộ và thôn xóm. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh của xã để nhân dân nắm bắt và chấp hành. Trong 2 năm gần đây, Cẩm Bình “mời” các cán bộ thú y ở nơi khác về tiêm giúp xã thực hiện tiêm phòng tập trung, đưa lại hiệu quả cao. Chỉ sau 2 ngày triển khai tổng số đàn gia súc , gia cầm trên địa bàn cơ bản được tiêm xong. Cách triển khai trên vừa nhanh, gọn, lại vừa tạo được khí thế rầm rộ và nâng cao ý thức cho người dân chăn nuôi trong công tác tiêm vác xin phòng bệnh. Bên cạnh đó, xã cũng đã có hình thức xử lý nghiêm các hộ chăn nuôi cố tình không chấp hành tiêm phòng theo luật định và nêu danh trên truyền thanh để toàn xã được biết…Với cách làm trên của xã Cẩm Bình không chỉ là “điểm sáng” của huyện Cẩm Xuyên mà đang được tỉnh từng bước nhân rộng.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm ở một số địa phương như Thạch Đài ( Thạch Hà), Xuân Hồng ( Nghi Xuân)… đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều địa phương đang “ thờ ơ” với công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là đối với biện pháp tiêm vác xin phòng bệnh theo định kỳ hàng năm. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Với mục tiêu đặt ra năm 2013 toàn tỉnh sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đạt 100% tổng số gia súc, gia cầm trong diện tiêm. Ông Trần Hùng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho rằng: Để tỷ lệ tiêm phòng đạt được kết quả cao thì rất cần sự chỉ đạo triển khai một cách đồng bộ từ trên xuống. Có như vậy thì mới thể hiện được vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm. Mặt khác, trong thời gian tổ chức tiêm phòng cần phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện công tác tiêm phòng, chống dịch tại các địa phương.

Ngoài việc tiêm phòng đạt tỉ lệ cao thì đảm bảo chất lượng tiêm phòng cũng cần được chú trọng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở hành nghề thú y, buôn bán thức ăn gia súc để phát hiện xử lý những trường hợp bán vác xin phòng dịch không đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi. Đối với ngành chức năng sẽ tổ chức tập huấn bổ sung về chuyên môn, kỹ thuật; đồng thời cung ứng các loại vác xin, hóa chất và vật tư, dụng cụ phục vụ công tác tiêm phòng kịp thời và đảm bảo chất lượng theo quy định.

Hữu Trung
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 481


Hôm nayHôm nay : 26304

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 502237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70729552