Dây chuyền làm mạ khay tại Triết Giang
Theo ông Dũng, Phó trạm trưởng Nông viện cơ giới TP Kim Hoa (Chiết Giang), mô hình làm mạ khay trên máy hiệu quả kinh tế rất cao, mỗi thôn chỉ cần trang bị 1 máy là đủ năng lực cung cấp mạ, xuống giống đồng loạt kịp theo lịch thời vụ để hạn chế sâu bệnh cũng như thời tiết bất thuận.
Quy trình làm mạ khay trên dây chuyền này rất đơn giản và dễ vận hành, người nông dân chỉ cần quan sát một lần là có thể thành thạo. Hơn nữa chi phí cho chiếc máy này tương đối rẻ, chỉ khoảng hơn 20.000 NDT, tương đương 65 triệu VNĐ. Hiện loại máy làm mạ khay này đang được nhà SX máy nông cụ Lion chào bán rất nhiều cùng với các loại máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy tại thị trường VN.
Mạ sắp đến tuổi xuống đồng trong hệ thống nhà lưới
Ông Dũng giải thích thêm, trước khi đưa nguyên liệu làm mạ khay lên dây chuyền, người dân cần lấy phân trâu bò ủ hoai rồi trộn với đất và nước đã sát trùng để diệt trừ mầm bệnh. Sau đó tiến hành các bước đưa đất lên máy và đổ thóc giống vào phễu để máy chạy rồi đón khay mạ đưa vào nhà lưới. Chỉ sau 7 ngày là mạ lên đúng thời điểm có thể đưa ra đồng chuyển lên máy cấy.
Ông Nguyễn Quang Hùng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang cho biết, ông sức ấn tượng với mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong SX lúa của nông dân Triết Giang. Mặc dù ở Bắc Giang đã trình diễn máy cấy của KUBOTA từ vụ mùa 2012, nhưng việc triển khai chưa được đồng bộ do đồng ruộng manh mún. Hy vọng thời gian tới Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ máy cấy, máy làm mạ khay cho các tổ hợp tác, HTX thì việc triển khai sẽ hiệu quả hơn.
Kim Long
Nguồn:nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn