13:22 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng mẫu lớn, nhìn từ Bình Định

Thứ năm - 18/04/2013 23:26
Từ năm 2009, tỉnh Bình Định đã "đặt viên đá" đầu tiên để xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) theo mô hình “Cùng nông dân ra đồng”. Đây là mô hình phối hợp giữa Sở NN-PTNT Bình Định, chính quyền cơ sở và Cty CP BVTV An Giang nhằm chuyển giao TBKT thâm canh lúa.

Trong 4 mô hình được triển khai tại các huyện Tây Sơn, Tuy Phước và TX An Nhơn với diện tích hơn 50 ha, nông dân áp dụng gieo sạ đồng loạt, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Kết quả cho năng suất cao hơn ruộng ngoài mô hình từ 3 - 5 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình từ 4 - 7 triệu đồng/ha nhờ tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào.

Sau khi về thăm mô hình tại xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (nay đã nghỉ hưu) ghi nhận: “Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân, mà còn tạo môi trường SX bền vững. Trong thời gian tới Bình Định cần nhân ra diện rộng”.


Lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Định kiểm tra CĐML

Tiếp đến, năm 2011, Bình Định xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu” gắn với hội thi máy gặt đập liên hợp các tỉnh phía Nam tại xã Phước Sơn (Tuy Phước) với diện tích 50 ha (264 hộ tham gia). Mô hình có sự hỗ trợ về phân bón của Cty CP Phân bón Bình Điền, giống lúa được Trung tâm KN-KN tỉnh cung ứng, áp dụng kỹ thuật sạ hàng cùng thời điểm, thực hiện chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật…

Ruộng trong mô hình ít phát sinh sâu bệnh, cây lúa không đổ ngã nên đạt năng suất bình quân 75 tạ/ha, cá biệt có diện tích đạt đến 90 tạ/ha, nông dân tham gia đạt lợi nhuận tăng trên 6 triệu đồng/ha. Sang vụ ĐX 2011-2012 và vụ HT 2012, mô hình cánh đồng SX lúa chất lượng cao của liên minh SX lúa giữa Cty Gạo Vạn Phước với HTXNN Cát Hanh 1 (Phù Cát), diện tích 38,4 ha (200 hộ tham gia) cũng mang lại thành công.

Lần đầu tiên Bình Định xây dựng CĐML vụ ĐX 2011-2012 tại xã Phước Hưng (Tuy Phước) với diện tích 50 ha. Mô hình này cơ bản đáp ứng được tiêu chí về quy mô diện tích, mức độ đồng đều về đầu tư thâm canh, áp dụng TBKT, năng suất tăng hơn so với ngoài mô hình 3 tạ/ha, lợi nhuận tăng trên 8 triệu đồng/ha.

Tham gia mô hình, nông dân còn được chuyển giao kỹ thuật bón phân cân đối, hợp lý, hạn chế đổ ngã, tiết kiệm chi phí. Mô hình CĐML tại xã Ân Tường Tây (Hoài Ân) xây dựng vụ HT 2012 cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Từ những kết quả trên, vụ ĐX 2012-2013 vừa qua, Bình Định “mạnh tay” xây dựng 59 CĐML. Trong đó, SX lúa với diện tích 2.174 ha (12.232 hộ tham gia) gồm 19 cánh đồng liên kết với các DN SX lúa giống; 20 cánh đồng áp dụng TBKT thâm canh các giống lúa lai và 14 cánh đồng áp dụng TBKT thâm canh lúa thuần. Ngoài ra còn có 2 cánh đồng đậu phộng (lạc), diện tích 100 ha (280 hộ tham gia) và 4 cánh đồng mía, diện tích 167 ha, 560 hộ tham gia”.

“Bình Định có nhiều diện tích đất manh mún, trong 1 mô hình CĐML 100 ha có hàng ngàn hộ tham gia, để vận động họ đồng lòng làm theo 1 quy trình kỹ thuật là điều không dễ. Do đó, thành công của CĐML phải kể đến sự chung sức của cả hệ thống chính trị”, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Tất cả các CĐML nói trên đã đạt được tiêu chí quan trọng là giảm chi phí đầu vào, năng suất đạt bình quân 72,3 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 7 tạ/ha; có địa phương làm CĐML năng suất đạt cao đến 79,5 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 7,8 tạ/ha. Lợi nhuận của nông dân đạt trung bình 18,587 triệu đồng/ha, tăng hơn 7 triệu đồng/ha so ngoài mô hình.

Địa phương đạt lợi nhuận trung bình cao nhất trong CĐML ở Bình Định là huyện Tuy Phước với gần 30 triệu đồng/ha, tăng hơn so ngoài mô hình trên 11 triệu đồng/ha. Mô hình CĐML tại Bình Định còn tăng cường mối liên kết 4 nhà, và là cầu nối giữa bà con nông dân với nhà khoa học góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ.

Ông Hồ Ngọc Hùng chia sẻ: “Vụ HT 2013, mặc dù trong tình hình khó khăn do hạn hán, nhưng Bình Định cũng sẽ quyết tâm thực hiện 57 CĐML, trong đó có 50 cánh đồng lúa với diện tích 2.099 ha; 2 cánh đồng đậu phộng 100 ha; 1 cánh đồng trồng cây ngô non làm thức ăn gia súc 50 ha; 4 cánh đồng mía 167 ha. Ngoài ra, sẽ dồn điền đổi thửa, cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi tạo tiền đề ngày càng nhân rộng mô hình CĐML”.

Vũ Đình Thung
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 72588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1104188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61426145