11:11 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình ương tôm giống thành công ở Thái Lan

Thứ ba - 16/04/2013 22:45
Chuyên san Con Tôm giới thiệu mô hình ương tôm giống của một nông dân Thái Lan qua bài viết “Ương tôm thẻ chân trắng giống trong bể xi măng đến 55 ngày tuổi” của Soraphat Panakorn (ảnh).

Cách làm sáng tạo và hiệu quả

Paisal Wongwasna, một nông dân Thái Lan đã dùng bể xi măng kích thước 10 (W) x 13,5 (L) x 1,4 m (D), để ương TTCT giống. Luôn duy trì mực nước sâu khoảng 1,2 m, dùng quạt nước để cung cấp ôxy và tạo dòng chảy. Với mật độ ương 740 PL/m2, thời gian ương khoảng 55 ngày. Tôm giống sau khi ương (PL 65-67) được chuyển xuống ao đất để tiếp tục nuôi thương phẩm khoảng 2 tháng với mật độ là 60-75 con/m2 và sản lượng đạt 11 tấn/ha, kích cỡ tôm 50-60 con/kg.

 

Chuẩn bị bể ương

Paisal Wongwasna không sử dụng kỹ thuật đặc biệt nào để chuẩn bị đất hoặc ao nuôi thương phẩm. Thay vào đó, ông chú trọng việc chuẩn bị nước trong bể xi măng.

Bể xi măng dùng để ương tôm: không nên sơn, đối với bể xi măng mới thì sẽ có tính kiềm và độ cứng cao, gây độc cho tôm. Biện pháp để làm sạch bể xi măng là rửa bể bằng dung dịch lên men từ thân cây chuối, rửa nhiều lần cho đến khi chất lượng nước trong bể được đảm bảo.

Nước ương (có màu xanh): được chuẩn bị tốt và phải đảm bảo phù hợp các chỉ tiêu quan trọng như kiềm, pH, độ mặn, Ca, Mg, K… Nước được xử lý khép kín bằng ao đất. Sau khi chuẩn bị nước xong, cấp nước vào bể khoảng 1,2 m. Nếu nước có dấu hiệu bị ô nhiễm ở đáy bể thì bơm ra ao xử lý, sử dụng các chất xử lý nước để cải tạo lại.

Tùy thuộc vào mùa vụ, mỗi bể xi măng ương khoảng 10-30 vạn PL10-12, những tháng mùa hè thì có thể ương cao hơn. Cho tôm ăn: 3 lần/ngày lúc 8h, 11h30 và 16h. Lượng thức ăn chỉ 200 g/100.000 (10 vạn) PL. Thức ăn được điều chỉnh theo lượng thức ăn còn hoặc hết ở sàng ăn. Phương pháp và thời gian cho ăn không khác gì ương trong ao đất, nếu chăm sóc quản lý tốt thì tỷ lệ sống của tôm đạt 80-90%.

 

Chuyển xuống ao nuôi thương phẩm

Khoảng 50-60 ngày ương, tôm được chuyển xuống ao đất để tiếp tục nuôi thương phẩm. Khảng 20-30 ngày trước khi chuyển tôm, cần chuẩn bị nước trong ao đất. Nếu độ mặn trong ao thấp hơn trong bể ương thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, do vậy cần đảm bảo độ mặn ao nuôi cao hơn bể ương từ 1-2‰, Paisal Wongwasna cho biết.

Tôm giống sau khi ương trong bể xi măng sẽ được nuôi thương phẩm trong ao đất

Chọn thời điểm tốt trong ngày để thả tôm xuống ao, không nên chuyển lúc trời mưa, gió mạnh, trời quá nóng hoặc quá lạnh, tránh chuyển trong 2 ngày trước và sau khi tôm lột xác. Giống được vận chuyển ra ao ương bằng bể thép không gỉ gắn trên xe tải nhỏ, có sục khí. Phương pháp này đảm bảo tỷ lệ sống gần như 100%.

 

Quản lý ao nuôi

Ở giai đoạn này, quan trọng nhất là quản lý cho tôm ăn. Nếu ¾ sàn ăn còn thừa thức ăn thì dừng cho ăn lần kế tiếp. Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi cho ăn, nếu không tốt thì đợi đến khi điều kiện môi trường tốt hơn rồi mới cho ăn. Theo Paisal Wongwasna, cho ăn 3 lần/ngày tôm phát triển tương tự như 4 lần/ngày. Kiểm soát pH bằng tảo. Mật độ nuôi tùy thuộc vào độ mặn của nước và cần giữ hàm lượng ôxy hòa tan luôn ở mức thích hợp trong mọi thời điểm.

 

Quạt nước trong bể ương tôm giống

 

Lợi ích kép từ mô hình

Cũng giống như thả trực tiếp từ tôm giống (PL 10-15) xuống ao nuôi và cũng trong thời gian khoảng 3,5 tháng. Vậy tại sao phải ương giống trước khi thả? Theo Paisal Wongwasna, phương pháp này mang lại những lợi ích như sau:

Ít tiêu hao thức ăn

Trong quá trình ương, lượng thức ăn trong bể xi măng những ngày đầu chỉ 200g/100.000 PL trong khi dưới ao đất cần tổng cộng khoảng 600 kg/100.000 PL cho 55 ngày nuôi. Trong khi đó, ương bể xi măng chỉ cần tổng cộng 400-450 kg, hệ số FCR thấp từ 1,2-1,4

Tiêu hao điện năng thấp

Đối với ương trên bể xi măng, điện tích ương và thể tích nước nhỏ hơn so với ao đất, nên chỉ cần máy sục khí khoảng 5 HP là cung cấp đủ ôxy cho khoảng 1 triệu tôm trong bể xi măng. Còn trong ao đất thì cần gấp đôi hoặc gáp 3 lần như thế.

Giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao đất

Với kỹ thuật này, thời gian nuôi tôm trong ao đất chỉ còn khoảng tối đa là 2 tháng rưỡi mỗi vụ. Vấn đề thường gặp trong các hệ thống nuôi là lượng chất thải hữu cơ rất lớn từ thức ăn thừa và phân thải ra khi ao được sử dụng thời gian dài 3 tháng. Bằng cách rút ngắn thời gian nuôi trong ao đất, nên có thể tránh được vấn đề phát sinh từ chất lượng nước kém. Nguy cơ mầm bệnh và khí độc có thể giảm. Chất lượng nước tốt, tôm sẽ khỏe hơn.

Ít lao động

Suốt thời gian 50 ngày đầu của vụ nuôi, chỉ cần 1 lao động để quản lý 6 bể xi măng với số lượng tôm ương bằng 3 ao đất. Đem so sánh, một lao động chỉ có thể đảm nhận 1-2 ao đất.

Quốc Minh
theo thuy san viet nam

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 308

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 307


Hôm nayHôm nay : 66068

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1096381

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61418338