14:14 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây cảnh cần chế độ dinh dưỡng thích hợp

Thứ năm - 13/09/2012 22:44
(Dân Việt) - Cây cảnh (cây thế, bonsai...) là loại cây được trồng trong chậu có phạm vi hẹp, giá thể và đất nuôi cây rất ít và quá trình chăm sóc thường là lâu dài (có khi vài chục năm), do vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho cây khó khăn.

Cũng như các loại cây trồng khác, cây cảnh đòi hỏi cung cấp đầy đủ các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng để phát triển. Tuy nhiên, giá thể và đất dùng cho cây ít nên việc trữ nước và dinh dưỡng để nuôi cây có hạn chế, do đó không thể bón nhiều phân cho cây cùng lúc. Cái khó là cây nhỏ nếu không đủ chất dinh dưỡng, cây sẽ không phát triển theo yêu cầu, thậm chí chết, nhưng nếu bón nhiều phân, cây phát triển quá tốt làm phá thế của cây.

Thông thường, cây cảnh khi còn non, ít tuổi thì bón phân nhiều lần trong năm, còn các cây lớn tuổi thì bón ít lần hơn.

Do vậy, bón phân cho cây cảnh cần chú ý bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Cây cảnh chủ yếu có thân gỗ nên cần bón nhiều phân canxi và phân lân. Vì đất quanh cây cảnh ít nên sử dụng các loại phân đơn nhiều hơn loại NPK, bên cạnh có thể sử dụng phân bón lá và nên chia việc bón phân làm nhiều lần đồng thời với việc cắt tỉa cành đúng cách thì có thể duy trì cây lâu bền.

Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu, bồn trồng. Tuy nhiên, lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu.

Đối với đạm 1kg đất không nên bón quá 10g đạm, với phân lân là 2,5g lân nguyên chất và kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón. Tùy theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình.

Các cây cảnh thường được bón phân đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 và kết hợp với phân vi lượng. Hiện nay, phân vi lượng đã có một số cơ sở chế biến tạo thành túi nhỏ cho các cây trồng nông nghiệp nói chung, chúng ta có thể sử dụng loại chế phẩm này cho cây cảnh. Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh.

Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây. Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón, người trồng phải xới đất.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 118982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60440939