20:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chân đất làm máy gặt lúa, tách ngô

Thứ năm - 13/02/2014 02:57
Nhờ kiên trì tự học, luôn tìm tòi, sáng tạo, ông Chu Văn Quỳnh (ảnh) ở thôn Rèm, xã Giáo Liêm (Sơn Động, Bắc Giang) đã chế tạo, cải tiến thành công nhiều nông cụ nhỏ gọn, chi phí thấp, phù hợp với đặc thù SX vùng cao, trở thành nhà sáng chế nông dân có nghề.

Ông Chu Văn Quỳnh sinh năm 1957. Do điều kiện kinh tế khó khăn, ông chỉ học hết lớp 7. Cha mẹ, anh em trong gia đình đều làm nghề nông, ruộng vườn, đồi bãi nhiều nhưng chủ yếu làm thủ công nên rất vất vả. Từ thời thanh niên cho đến khi cưới vợ, sinh con, ông không nghĩ mình sẽ theo nghề cơ khí nhưng “đói thì đầu gối phải bò”.

Năm 1997, gia đình nuôi 5 con trâu. Trâu cùng chủ cày bừa, đến lúc thu hoạch lại chở lúa từ đồng về nhà. Đêm khuya, vợ chồng ông thay nhau dắt trâu đi vòng quanh sân “dẫm lúa” (làm thay chức năng của máy tuốt lúa - PV), dù hơi chậm nhưng đỡ vất vả hơn so với dùng néo đập lúa trên tảng đá.

Vậy mà đùng một cái, 3 con trâu to khoẻ lăn ra chết vì dịch bệnh, chỉ còn 2 con non. Ở nhiều hộ khác trong xã, trâu cũng chết hàng loạt nên không thể mượn của nhau như trước.

Trong tình cảnh đó, ông đành gom góp tất cả số tiền dành dụm được để mua một máy tuốt lúa đã cũ, dùng vài hôm lại hỏng tứ tung. Cái máy “nát” quá, chẳng thợ nào muốn động đến. Vậy là ông phải tháo rời nó ra để xem chỗ nào kẹt, chỗ nào vênh thì nắn lại. Mấy ngày liền cứ dỡ ra, lắp vào, cuối cùng cái máy cũng chạy được, tuốt hết mấy sào lúa.

Trong lúc cặm cụi sửa chữa, trong đầu người nông dân nghèo ở Giáo Liêm nảy ra ý tưởng nên làm một máy tuốt cỡ nhỏ để có thể tuốt luôn tại ruộng, đỡ công gánh lúa về nhà. Cũng từ đó ông chuyên tâm tìm hiểu về nghề cơ khí, mày mò tự học, tự sửa chữa để có chút ít kiến thức chế tạo máy tuốt cho gia đình.

Vào năm 1997 - 1998, hầu hết nông dân Sơn Động, dùng loại máy tuốt cồng kềnh, nặng trịch, không có lồng sắt bảo vệ nên thóc có thể bắn vào mắt người sử dụng. Cấu tạo của bệ đặt lúa thô sơ, rất dễ gây tai nạn nếu sơ ý đưa lượm lúa vào sâu trong trục tuốt.

Nghe tin ở Lục Nam có hộ dùng máy tuốt lúa liên hoàn, ông Quỳnh cất công xuống tận nơi xem. Nhận thấy loại này không thích hợp với đồng ruộng vùng cao vì làm nát rơm (trong khi người vùng cao cần rơm để nuôi trâu, bò), kích cỡ quá lớn, khó di chuyển trên đường hẹp, gồ ghề nên ông chỉ quan sát kỹ và “bắt chước” phần vỏ. Phần thân và lõi máy tuốt tự chế tạo.

Có lúc tưởng thành công đến nơi nhưng khi chạy thử mới thấy nhiều hạn chế. Vậy là lại dỡ ra chỉnh sửa. Có lần lúa đã chín rũ nhưng ông kiên quyết giữ lại một thửa ruộng 8 thước, chờ đến lúc lắp xong máy mới sẽ đưa lúa về tuốt thử.

Liên tục trong một tuần, hai người con phải ra ruộng ngăn không cho trâu, bò đến ăn lúa vì những thửa xung quanh đã gặt hết. Vợ ông thấy thế “cáu” lắm, suốt ngày cằn nhằn: “Làm gì ông phải khổ sở thế. Chấp nhận tốn tiền mua một cái máy mới, tốt xấu chẳng biết nhưng hàng xóm dùng được thì mình cũng dùng được”. Hiểu tâm trạng của vợ nên ông cứ lẳng lặng làm.

“Sau đó, tôi chế tạo thành công máy tuốt lúa cho gia đình, vừa nhỏ gọn lại an toàn, có lồng sắt bảo vệ, có bệ đưa lúa như máy tuốt liên hoàn song rơm lại sóng mượt, có thể phơi cho trâu, bò ăn. Thấy chiếc máy mới tiện dụng, nhiều người đến xem và đặt hàng, lúc bấy giờ tôi mới nghĩ đến việc mở một xưởng cơ khí ngay tại nhà. Giai đoạn từ năm 2000 - 2010, mỗi năm tôi bán từ 150 - 200 máy”. Ông Quỳnh cho biết như vậy.

Chiếc máy tuốt lúa với nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với điều kiện SX ở vùng cao đã mang lại cho ông giải Ba hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, ông không dừng lại ở những sản phẩm cũ. SX ngày một phát triển, yêu cầu của nông dân đối với các loại máy móc, thiết bị cũng khác trước. Bởi vậy, những năm gần đây, ông tiếp tục chế tạo loại máy mới hiện đại hơn với một cửa đẩy thóc, một cửa đẩy rơm riêng biệt. Người sử dụng không mất công rũ rơm như trước, chỉ trong 15 - 20 phút là tuốt xong một sào lúa. Máy nặng khoảng 50 kg, dễ dàng vận chuyển ở nhiều địa hình.

Không chỉ là tác giả của máy tuốt lúa, ông còn là thợ sửa chữa, cải tiến máy cày rất cừ khôi. Các loại máy cày hiện có trên thị trường chủ yếu thích hợp với miền xuôi, nơi thửa ruộng có diện tích rộng và tương đối bằng phẳng. Nhiều hộ ở Giáo Liêm và các xã lân cận mua máy mới về khó sử dụng vì lưỡi cày nặng, không cày được ở ruộng bậc thang nhỏ hẹp.

Thấy vậy, ông tìm mua một cái máy hỏng để tìm hiểu nguyên nhân rồi cải tiến lưỡi cày theo hướng giảm bớt một số khớp, chốt, làm khung hình tam giác gắn với lưỡi cày. Nhờ đó, việc vận hành máy trở nên nhẹ nhàng, đường cày thẳng, không bị “lỏi”, cày được cả góc ruộng bậc thang.

Ông Quỳnh thổ lộ: “Nếu đã học qua trường lớp về nghề cơ khí thì việc sửa chữa, cải tiến máy móc nói chung và máy cày nói riêng sẽ không đến nỗi phức tạp. Nhưng với tôi thì thật khó khăn. Có nhiều chi tiết tôi không biết tên gọi là gì, khi đi mua phải vẽ, phải tả lại rất lâu các chủ cửa hàng mới hiểu để bán đúng thứ mình cần.

Tuy nhiên, có lẽ nhờ kiên trì, vừa chế tạo vừa thực hành ngay trên đồng ruộng nên tôi đã làm được bộ sản phẩm lưỡi máy cày cải tiến. Đến nay, tôi đã bán hàng trăm bộ lưỡi cày cho khách hàng ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam”.

Hiện nay, tại xưởng cơ khí của ông còn có nhiều máy tách ngô đang được bày bán với kích thước nhỏ, gọn và không giống với các loại máy tách ngô khác. Kể về hành trình sáng tạo máy tách ngô, ông kể: “Trồng, chăm sóc ngô rất vất vả song khâu tách hạt cũng mệt không kém. Sau khi thu hoạch, vợ chồng tôi chặt những cây tre to bằng bắp tay làm đòn đập ngô, tốn nhiều sức lực và thời gian. Công việc này chỉ có những người khoẻ mới làm được, trẻ con, người già bó tay.

Khoảng 5 năm trước, trên thị trường có bán máy tách ngô, tôi hào hứng mua về dùng nhưng rồi nhanh chóng thất vọng. Cứ chạy vài phút lõi ngô lại bị mắc kẹt, phải gỡ ra khởi động lại. Tôi sửa chữa nhiều lần không được nên bỏ, tự làm cái khác. Cũng mất ba năm mày mò hết lắp lại phá, tôi mới có được máy tách ngô như mong đợi”.

Các loại máy trên thị trường hầu hết có trục ngang thì ông Quỳnh thiết kế trục dọc. Máy chạy bằng động cơ điện một pha, tại bộ phận tách hạt có gắn những chi tiết giống như bàn tay đang vặn bắp ngô. Khi trục của máy xoay tròn thì bắp ngô xoay theo, hạt được tách ra khỏi lõi. Chỉ trong vài giây tách xong một bắp ngô. Cuối năm 2011, ông đã SX hàng loạt và từ đó đến nay bán được hàng trăm máy. Giá bán 800 nghìn đồng/chiếc (không bao gồm động cơ điện).

 

Là tác giả của nhiều sáng kiến độc đáo, hữu dụng với nông dân, có ai đó đến học và làm theo, ông Quỳnh đều nhiệt tình chia sẻ, không giấu nghề.

Ông bày tỏ: “Một nông cụ hữu ích ra đời không chỉ người bán hàng được hưởng lợi mà còn giúp cho bao nông dân khác đỡ nhọc nhằn trong lao động, tiết kiệm chi phí SX. Hiện nay, đời sống của một bộ phận người dân vùng cao còn gặp khó khăn, chưa có đủ tiền mua hoặc thuê máy móc cơ giới.

Để giúp bà con tăng thu nhập, giảm bớt lao động thủ công, tôi mong chính quyền các cấp có chính sách hỗ trợ đưa phương tiện cơ giới về vùng cao, khuyến khích các tổ chức, cá nhân chế tạo, cải tiến sản phẩm cơ giới có giá rẻ, phù hợp với đặc thù SX và điều kiện kinh tế của người dân ở khu vực này.

Bản thân tôi vẫn ấp ủ ý tưởng sẽ làm một máy gặt đập liên hợp có thể di chuyển được trên đồng đất Giáo Liêm và các xã lân cận, để nông dân không phải gặt lúa bằng tay như bây giờ”.

Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 425

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 423


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530954

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758269