14:26 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi hiệu quả từ thụ tinh nhân tạo

Thứ ba - 10/03/2015 03:22
Nhằm đẩy mạnh tỷ lệ thụ tinh nhân tạo (TTNT) trên đàn vật nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng, TP Hà Nội đã có chính sách cung ứng miễn phí tinh dịch lợn cho người nông dân. Chương trình này đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chăn nuôi.


Thay đổi tập quán
Ứng Hòa là một trong những huyện chăn nuôi phát triển khá mạnh với những vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Vạn Thái, Đồng Tân… Toàn huyện hiện có trên 102.000 con lợn, trong đó lợn nái là hơn 14.200 con. Đại diện Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa cho biết, năm 2014, huyện được cấp trên 50.000 liều tinh dịch lợn, tỷ lệ TTNT cho đàn lợn đạt hơn 68%. Công tác TTNT đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, thể hiện ở số lượng, trọng lượng đàn lợn sơ sinh tăng. Bên cạnh đó, chất lượng đàn lợn được nâng lên với các giống lợn tốt như Landrace, Yorkshire, Pidu và đặc biệt là lợn Pietrain kháng stress. Cùng với Ứng Hòa, chương trình cung ứng tinh dịch lợn miễn phí phục vụ công tác TTNT còn được triển khai ở nhiều huyện, thị xã khác. Đơn cử như tại Sơn Tây, trong năm 2014 đã thụ tinh được 11.000 ca cho các hộ chăn nuôi lợn nái, giúp người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Hay tại huyện Thạch Thất, số lượng tinh sử dụng phục vụ TTNT trong năm 2014 đạt trên 20.000 liều. Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất chia sẻ, qua thời gian ngắn triển khai, các hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì bước đầu thay đổi được tập quán sản xuất, chuyển từ phương pháp phối giống trực tiếp từ lợn đực giống sang TTNT.

 
Chăm sóc lợn mới sinh tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Quang Thiện
Chăm sóc lợn mới sinh tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Quang Thiện
Năm 2014 vừa qua, Sở NN&PTNT đã phê duyệt kế hoạch đặt hàng cung ứng tinh dịch lợn phục vụ TTNT của 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, Xí nghiệp Giống vật nuôi Hà Nội và HTX Chăn nuôi, Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ. Theo thống kê, các đơn vị đã cung ứng được hơn 434.500 liều tinh dịch, đạt 100,86% kế hoạch được giao. Số lợn nái được phối giống là 200.000 lượt con. Chương trình đã mang lại kết quả tích cực, tăng tỷ lệ lợn nái được TTNT từ 48% năm 2013 lên trên 60% năm 2014. Điều đó làm tăng hiệu quả và lợi ích chăn nuôi, cụ thể, số lượng con giống tăng bình quân từ 10 con/ổ lên 12 con/ổ. Khối lượng lợn sơ sinh tăng từ 12kg/ổ lên 14kg/ổ. Đặc biệt, TTNT còn góp giảm bệnh tật trên đàn lợn.
Vẫn cần “bà đỡ”
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang trong quá trình triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, trong đó có khâu giống. Điều đáng nói, phương pháp TTNT cho ưu thế rõ rệt về chất lượng đàn lợn giống. Bởi vậy, đại diện các địa phương kiến nghị TP, Sở NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ triển khai chương trình cung ứng tinh dịch cho các hộ chăn nuôi. Trong đó, bao gồm cả công tác tuyên truyền, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, trang thiết bị bảo quản tinh dịch. Đặc biệt là nhập mới các giống lợn cao sản có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội cho biết, tỷ lệ TTNT trên đàn lợn nái của một số huyện trên địa bàn TP như Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì... tuy đã tăng nhanh, song vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ sử dụng lợn đực giống nhảy trực tiếp ở các địa phương này vẫn còn khá nhiều. Một trong những nguyên nhân là chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác TTNT. Chính vì vậy, ông Phong đề nghị các địa phương, nhất là những nơi có tỷ lệ TTNT trên đàn lợn thấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Đặc biệt là tuyên truyền để người dân biết được chính sách hỗ trợ của TP cho chương trình TTNT. 
Hiện nay, toàn TP có 13 cơ sở sản xuất giống lợn được chứng nhận chất lượng. Trong đó, huyện Mỹ Đức có 4 hộ, Ứng Hòa và Sóc Sơn đều có 3 hộ, Thạch Thất có 2 hộ và Sơn Tây có một hộ.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, dù chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn TP đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cao, năng suất chăn nuôi còn thấp. Hơn nữa, với điều kiện đất đai có hạn, nếu phát triển mạnh chăn nuôi thương phẩm sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, định hướng của ngành nông nghiệp TP là phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung vào con giống. Tuy nhiên, phát triển theo hướng này cần kinh phí đầu tư lớn nên ngoài chính sách hỗ trợ lãi suất, TP cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư vào chăn nuôi.
Thiên Tú
Theo ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 554

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 551


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 771134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70998449