19:19 EDT Thứ bảy, 11/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xác định đặc tính và nhận diện vi khuẩn nội sinh Gluconacetobacter diazotrophicus trong cây mía trồng ở hai tỉnh Bến Tre và Long An

Thứ sáu - 20/03/2015 03:28
Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu bước đầu về loài vi khuẩn hữu ích này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và hiểu biết về chúng vẫn còn nhiều hạn chế.
Xác định đặc tính và nhận diện vi khuẩn nội sinh Gluconacetobacter diazotrophicus trong cây mía trồng ở hai tỉnh Bến Tre và Long An

Xác định đặc tính và nhận diện vi khuẩn nội sinh Gluconacetobacter diazotrophicus trong cây mía trồng ở hai tỉnh Bến Tre và Long An

Vì vậy, việc phân lập, khảo sát đặc tính và nhận diện các chủng vi khuẩn này cho sản xuất phân bón sinh học là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

Hai nhà khoa học Hoàng Minh Tâm (Đại học Sài Gòn) và Cao Ngọc Điệp (Viện NC & PT CNSH, Đại học Cần Thơ)  đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá và nhận diện chủng vi khuẩn nội sinh Gluconacetobacter diazotrophicus trong cây mía trồng ở hai tỉnh Bến Tre và Long An bằng phương pháp sinh học phân tử.

Hai chủng vi khuẩn đã được phân lập từ các mẫu thân mía thu được tại các tỉnh Bến Tre và Long An; cả hai chủng vi khuẩn đều có hình dạng que ngắn và có khả năng chuyển động. Khuẩn lạc có dạng hình tròn, màu vàng, bìa nguyên đều, độ nổi mô cao, kích thước 1 – 3,4 mm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cả hai chủng vi khuẩn này có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA và định tên vi khuẩn bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Kết quả cho thấy hai chủng này có băng 900 bp (16S rADN), 800 bp và 445 bp lần lượt theo các cặp mồi chuyên biệt trên gel agaroza 1,2%. Kết quả giải trình tự cho thấy cả hai chủng đều có tỉ lệ tương đồng 98 – 99% với các loài Gluconacetobacter diazotrophicus trong ngân hàng dữ liệu. Phân tích cây di truyền dựa trên trình tự đoạn gien 16S rADN bằng phương pháp Maximum Parsimony với số bootstrap là 1000 bởi phần mềm MEGA 6.05 cho thấy mối quan hệ di truyền gần gũi giữa hai chủng A05 và B05 với các loài Gluconacetobacter diazotrophicus. Kết quả đạt được là đã xác định hai chủng vi khuẩn này là Gluconacetobacter diazotrophicus LA05 và Gluconacetobacter diazotrophicus BT05.

Nguồn: http://iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 39720

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 563386

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60885343